Ngày 6/2 sẽ có 19 tỉnh, thành tổ chức lễ giao nhận quân gồm: Hà Nội, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hòa Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế.
Ngày 7/2, có 3 tỉnh tổ chức lễ giao nhận quân gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị.
Ngày 8/2 có 24 tỉnh, thành phố tổ chức lễ giao nhận quân gồm: Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng.
Ngày 9/2, sẽ có 12 tỉnh, thành phố tổ chức lễ giao nhận quân, gồm: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
5 tỉnh tổ chức lễ giao nhận quân cuối cùng vào ngày 10/2 là Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La.
Theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 đến hết 25 tuổi. Với công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Công dân đến 17 tuổi, có nguyện vọng phục vụ lâu dài trong QĐND, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, đang học tập tại nhà trường quân đội thì được công nhận là binh sĩ tại ngũ.
Tiêu chuẩn chung để công dân được gọi nhập ngũ là lý lịch rõ ràng; chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đủ sức khỏe và trình độ văn hóa phù hợp.