Chia sẻ tại ngày hội công nghệ FPT Techday, ông Marcin Miller - Giám đốc Tư vấn McKinsey Việt Nam cho biết, đại dịch Covid-19 đã hình thành nên bốn xu hướng mới.

Đầu tiên, lực lượng lao động đã và đang thay đổi. Thống kê của McKinsey Việt Nam cho thấy, lượng người lao động cần chuyển đổi công việc đã tăng tới hơn 25% so với trước thời điểm đại dịch. 

{keywords}
Marcin Miller - Giám đốc Tư vấn McKinsey Việt Nam.

Theo ông Marcin Miller, rất nhiều công việc đã chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, đặc biệt là những công việc đòi hỏi việc giao tiếp nhiều như trong ngành bán lẻ, dịch vụ ăn uống, khách sạn. 

Các công việc ở mảng chăm sóc sức khoẻ và giao thông vận tải đang tăng lên, tuy nhiên những công việc khác đòi hỏi việc giao tiếp trực tiếp đang giảm dần. Những người làm trong lĩnh vực này vì thế cần phải thay đổi bộ kỹ năng của họ. 

Sự chuyển đổi các công việc cũ lên môi trường online đặt ra yêu cầu người lao động cần phải có những kỹ năng mới nhằm tăng tính thích ứng, nhất là những kỹ năng về công nghệ nhằm áp dụng vào công việc của mình. 

Những xu hướng hành vi của người dùng sẽ thay đổi mạnh mẽ sau đại dịch là thói quen làm việc từ xa, việc sử dụng thương mại điện tử và giao dịch số. Với các doanh nghiệp, đó là việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm tối ưu hóa nhân công và tăng cường ứng dụng tự động hóa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 

{keywords}
Công nghệ AI và việc tự động hóa sẽ được ứng dụng ngày càng rộng rãi hơn sau đại dịch Covid-19. Ảnh: Trọng Đạt 

Theo ông Marcin Miller, McKinsey đã khảo sát 800 doanh nghiệp và hầu hết trong số này đã đầu tư vào tự động hóa.

Thời gian tới, các xu hướng làm việc từ xa, họp ảo sẽ vẫn tiếp tục duy trì sau đại dịch. Mọi người sẽ di chuyển ít hơn và ở nhà làm việc nhiều hơn. Các giao dịch số, thương mại điện tử sẽ ngày một phổ biến. AI, tự động hóa cũng sẽ được các doanh nghiệp áp dụng thường xuyên nhằm cải thiện khả năng vận hành. 

“Với các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới, sẽ có khoảng 20-25% người lao động có thể làm việc tại nhà 3-4 ngày mỗi tuần. Tại Việt Nam, tỷ lệ làm việc từ xa có thể sẽ ít hơn một chút.”, chuyên gia của McKinsey Việt Nam chia sẻ. 

Một trong những khác biệt lớn nhất trước và sau thời điểm bùng phát của Covid-19 là các chính phủ, các nhà làm giáo dục hay các CEO và những bên liên quan có cơ hội hình dung lại cách một doanh nghiệp, tổ chức hay quốc gia vận hành. 

“Họ sẽ chọn chuyển sang sử dụng nhóm lực lượng lao động nhanh nhẹn hơn, trao quyền nhiều hơn để tạo ra năng suất cao hơn. Việc sử dụng AI và các công nghệ tự động hóa cũng vậy.”, Giám đốc Tư vấn McKinsey Việt Nam nói. 

Trọng Đạt

Số người Việt dùng dịch vụ Fintech tăng 3,5 lần trong 4 năm

Số người Việt dùng dịch vụ Fintech tăng 3,5 lần trong 4 năm

Chỉ trong có 4 năm, tỷ lệ người dùng Việt sử dụng dịch vụ của các công ty Fintech đã tăng từ 16% lên 56%. Tài chính, ngân hàng đang là một trong những lĩnh vực chuyển đổi số mạnh mẽ nhất.