Đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2015 với chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp để hội nhập quốc tế” tổ chức tại Hà Nội.

Ghi nhận các ý kiến đóng góp từ các các đơn vị tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, các bộ trưởng, thứ trưởng rất nghiêm túc lắng nghe trình bày giải đáp phản hồi trước các kiến nghị. Thay mặt chính phủ Việt Nam, Thủ tướng ghi nhận tất cả các ý kiến, giao cho Bộ Kế hoạch đầu tư tổng hợp lại các kiến nghị trên các lĩnh vực, yêu cầu các bộ, bộ trưởng theo lĩnh vực quản lý sẽ xử lý cụ thể, với mục tiêu tạo mọi điều kiện thuận lợi để môi trường kinh doanh tốt hơn, thuận lợi hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, của sản phẩm, của nền kinh tế Việt Nam. 

“Tất cả các kiến nghị, chúng tôi rất trân trọng, đánh giá cao, chúng tôi cám ơn và sẽ tổng hợp và xử lý cụ thể”, Thủ tướng nhấn mạnh.

{keywords}

Thủ tướng dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

Trải qua gần hai thập kỷ, VBF đã trở thành hoạt động thường niên và được coi là kênh đối thoại đem lại hiệu quả giữa Chính phủ và Cộng đồng doanh nghiệp. Chủ đề chính của VBF giữa kỳ 2015 như các năm trước cũng tập trung vào các vấn đề “nóng” trong năm, là “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế”, với các nội dung thảo luận chính: Đánh giá môi trường kinh doanh; Tác động của việc thực hiện các Luật mới như Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật kinh doanh bất động sản,…; Hiện đại hóa thị trường Ngân hàng và vốn; Phát triển CSHT và thực hành PPP.

Tăng trưởng mạnh

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh cho biết, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định và phát triển đúng hướng; tăng trưởng đang lấy lại đà phục hồi một cách ổn định, vững chắc, dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm 2015 của Việt Nam sẽ là 6,2% hoặc có thể cao hơn; an sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm…

Tuy vậy, nền kinh tế của Việt Nam vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như hoạt động sản xuất kinh doanh của DN vẫn chưa thực sự khởi sắc; sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu; thị trường nông sản đang gặp nhiều khó khăn…

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh bày tỏ tin tưởng, với quyết tâm mạnh mẽ đổi mới nền kinh tế, năm 2015 và những năm tiếp theo, nền kinh tế Việt Nam sẽ có nhiều khởi sắc, năng động và hiệu quả hơn.

Để đạt được mục tiêu này, bên cạnh sự nỗ lực của mình, Việt Nam rất cần sự chung tay góp sức, sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ và cộng đồng DN trong nước và quốc tế.

Đánh giá thêm về môi trường kinh doanh trong nước, bà Sherry Boger, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam AmCham, khẳng định: Việt Nam đã rất thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế với Mỹ nói riêng, Năm ngoái tổng kinh ngạch thương mại giữa hai quốc gia tăng 20%, đặt 36.6 tỷ USD và tính đến năm 2020, con số này có thể tăng lên 72 tỷ USD nếu xu thế này tiếp tục duy trì và có thể cao hơn với Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP.

Phát biểu tại diễn đàn, đại diện EuroCham cũng nhìn nhận lạc quan về môi trường kinh doanh tại Việt Nam. EuroCham rất phấn khởi ghi nhận những nỗ lực gần đây của Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam.

{keywords}
Cộng đồng doanh nghiệp tham gia đối thoại

Thách thức DN vừa và nhỏ

Tại diễn đàn, đại diện các tổ chức quốc tế cũng như các DN cũng đã đưa ra những ý kiến đóng góp cho Chính phủ, Bộ ban ngành của Việt Nam để giải quyết những khó khăn, vướng mắc của DN, đặc biệt là trước bối cảnh hội nhập.

Đại diện cộng đồng doanh nghiệp trong nước, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, kinh tế tư nhân giữ vai trò quan trọng tuy nhiên hoạt động của khi vực doanh nghiệp tư nhân trong nước còn chưa được cải thiện. Trong số các doanh nghiệp vừa chiếm 2% còn lại 96% là doanh nghiệp siêu nhỏ. Quy mô nhỏ, tính chất phi chính thức lớn, quản trị yếu kém công nghệ  thấp, khó tiếp cân nguồn vốn, khó tiếp cận thị trường, sức cạnh tranh không cao,đang là thực trạng phổ biến của các DN tư nhân trong nước.

Ông Lộc đề xuất cần xây dựng chương trinh quốc gia khởi nghiệp, tiếp tục đơn giản hoá tối đa các điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính thành lập và vận hành DN. Bên cạnh đó, để giải quyết nguồn nguốn cần có những chương trình cho vay hiệu quả, lãi suất cho vay trung và dài hạn, khẩn trương đưa quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ vào hoạt động, phát triển các quỹ đầu tư tư nhân, quỹ đầu tư mạo hiểm, đổi mới khoa học công nghệ.

Ông Trần Anh Vương, phó chủ tịch HH DN trẻ HN cho biết, chỉ còn 6 tháng nữa sẽ kết thúc năm hội nhập, phần lớn các DN nhỏ và vừa hầu như chưa được chuẩn bị hành trang cho cuộc hội nhập này, họ vẫn thụ động điều chỉnh mình nhiều hơi là chủ động hội nhập, lo lắng cho những công cụ bảo vệ thị trường nội địa trước hàng nhập khẩu. Ông kiến nghị cơ quan chức năng lắng nghe DN nhằm tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ nhóm này phát triển, và trở thành điểm tựa bền vững cho phát triển đất nước.

Trong khi đó, phía các cơ quan, tổ chức quốc tế đã đưa ra những vấn đề của Việt Nam trước thách thức hội nhập như tính minh bạch trong các luật, vấn đề nợ xấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nước ngoài, đầu tư cơ sở hạ tầng, vấn đề năng lượng…

Các vấn đề vướng mắc trong thực thi các quy định mới về Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản,  thị trường vốn ngân hàng… Đây đều là những vấn đề thiết thực, giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng.

Duy Anh