Phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc Thủ tướng với các doanh nghiệp có chủ đề "Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững" vào sáng 11/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương, cảm ơn sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, cùng cả nước đạt được những kết quả tích cực, khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Tiếp tục hỗ trợ nhằm giảm thuế

Bày tỏ chia sẻ với các khó khăn, thách thức và cả hy sinh, mất mát mà các doanh nghiệp gặp phải trong thời gian qua, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp tiếp tục phát huy truyền thống, "đồng cam cộng khổ" cùng đất nước và nhân dân, khẳng định truyền thống của dân tộc ta là càng khó khăn, thách thức càng đoàn kết, thống nhất, nỗ lực, chủ động, sáng tạo, "biến nguy thành cơ".

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng mong muốn và tin tưởng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ngày càng bản lĩnh, lớn mạnh, cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Thủ tướng nêu rõ các nhiệm vụ cụ thể trong ngắn hạn cần khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc, rào cản về pháp lý tồn tại từ lâu chưa được giải quyết, còn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Đồng thời tiếp tục hỗ trợ nhằm giảm thuế, phí xăng dầu, các nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất kinh doanh; nghiên cứu phát triển vùng nguyên liệu thay thế nguyên liệu nhập khẩu

Ngoài ra, Thủ tướng lưu ý, đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động, đào tạo, đào tạo lại cho người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường. Chính phủ đã dành một khoản ngân sách cho nhiệm vụ này trong chương trình phục hồi và phát triển; đang yêu cầu các cơ quan liên quan chuẩn bị tổ chức hội nghị về vấn đề này trong thời gian tới.

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định chưa bao giờ chúng ta dành nguồn lực lớn như trong nhiệm kỳ này cho phát triển hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Vì vậy, các doanh nghiệp tham gia vào các công trình hạ tầng chiến lược cũng phải vào cuộc trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", chung sức, đồng lòng cùng cả nước vượt qua khó khăn trong bối cảnh hiện nay.

Mỗi doanh nhân hãy là một chiến sĩ tinh nhuệ

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan nhà nước không gây khó khăn mà tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp; chống tham nhũng, tiêu cực; không "lòng vòng", sách nhiễu doanh nghiệp, kể cả tham nhũng vặt.

Trong dài hạn, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thực chất thủ tục hành chính; thúc đẩy chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.

Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu tăng cường hiệu quả triển khai các chính sách và nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập quốc tế, nắm bắt và đón đầu các xu hướng kinh doanh mới, xu hướng thị trường mới.

Trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp cần tiếp cận và ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào sản xuất, kinh doanh. Phát triển doanh nghiệp Việt Nam không chỉ sẵn sàng tham gia vào chuyển giao công nghệ mà còn có khả năng đổi mới, sáng tạo ra những tiến bộ công nghệ mới.

Cùng với đó, cần tiếp tục nêu cao tinh thần dân tộc, đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng, phát huy tính chủ động, tự lực, tự cường, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức; đi cùng nhau, tất cả cùng chiến thắng.

Doanh nhân Việt Nam cần có khát vọng vươn lên làm giàu cho mình, cho đất nước, có trách nhiệm với người lao động, với cộng đồng, xã hội, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân, góp phần chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

"Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh: Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và sức mạnh đoàn kết đã giúp Việt Nam "nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng", Thủ tướng nhấn mạnh.

Người đứng đầu Chính phủ kỳ vọng, mỗi doanh nhân, mỗi doanh nghiệp hãy là một chiến sĩ tinh nhuệ, quả cảm, bản lĩnh trên mặt trận kinh tế, nỗ lực cùng Chính phủ sớm giành được chiến thắng trong cuộc chiến đấu với đại dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển bền vững.

Các kiến nghị của doanh nghiệp:

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM đề nghị Chính phủ xem xét chấp thuận ý kiến của UBND TP.HCM về việc áp dụng phương pháp sớm điều chỉnh biến động giá đất để tính tiền sử dụng đất đối với tất cả các dự án nhà ở thương mại, kể cả những dự án trên 30 tỷ đồng theo bảng giá đất.

Luật Đất đai dự kiến sửa đổi phù hợp với giá thị trường. Nếu áp dụng được điều này thì sẽ minh bạch, rút được thời gian làm thủ tục từ 3 đến 5 năm xuống còn 15 ngày. Cán bộ công chức sẽ không bị rủi ro về pháp lý.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam kiến nghị Thủ tướng, các bộ ngành quan tâm có biện pháp hỗ trợ, chỉ đạo tháo gỡ giảm chi phí cho cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có thủy sản, đặc biệt giá thức ăn chăn nuôi.

Tín dụng đang siết lại từ đầu tháng 8 vừa qua, trong khi lạm phát tăng cao khiến người dân các nước giảm tiêu dùng, nhiều nhà nhập khẩu cho biết không nhận đơn hàng từ nay đến tháng 10. Nghĩa là chúng ta sẽ tồn kho, chúng ta sẽ không có tiền để trả ngay cho ngân hàng, mà không trả khoản vay cũ thì các ngân hàng (trong 1 tuần  qua) đều báo sẽ không cho vay khoản vay mới, dẫn đến không thu mua được cá, tôm của nông dân.

Ông mông Thủ tướng cũng như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có chỉ đạo giúp cho các vấn đề đang diễn ra trong 1 tuần qua.

Ông Phạm Việt Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam đề nghị sớm khôi phục lại đẩy mạnh giao thông hàng không với các quốc gia có lượng khách lớn vào Việt Nam, mở rộng thêm những tuyến, đường bay quốc tế, tích cực triển khai các chương trình quảng bá để cải thiện hình ảnh quốc gia, thu hút khách đến Việt Nam.

Đồng thời nghiên cứu và điều chỉnh khung giá trần nội địa nội địa cho các hãng hàng không và kiểm soát các hãng mới. Tiếp tục duy trì các chính sách hỗ trợ, liên quan đến miễn giảm thuế đất…

Ông Phạm Văn Tài, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) kiến nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội sửa đổi bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó giá tính thuế giá trị đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước được tính theo hướng: Giá trị sản xuất trong nước (tức là tỷ lệ nội địa hóa) được khấu trừ vào giá thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đồng thời bổ sung Luật phát triển công nghiệp vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2023 được Quốc hội thông qua, tạo hành lang pháp lý để thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp, thúc đẩy xây dựng nền công nghiệp tự chủ.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel đề nghị phải xem lại chính sách gói hỗ trợ 2% đến thời điểm này hầu như các doanh nghiệp, như doanh nghiệp du lịch không tiếp cận được, nhiều rào cản. Các ngân hàng đều yêu cầu muốn vay mới phải trả nợ cũ để bảo đảm an toàn và phải có tài sản thế chấp, nhưng tài sản trong 2 năm dịch đều thế chấp hết rồi. Doanh nghiệp lữ hành chủ yếu nhờ vào nhân lực, tri thức, thương hiệu, các yếu tố này không thế chấp được.

Doanh nghiệp nhà nước phải tiên phong vượt khó, tạo bước phát triển nhanh, bền vững

Doanh nghiệp nhà nước phải tiên phong vượt khó, tạo bước phát triển nhanh, bền vững

"Những gì những doanh nghiệp tư nhân, FDI chưa làm được, chưa có điều kiện để làm hoặc những nơi khó khăn thì doanh nghiệp nhà nước phải xốc vác, tiên phong", Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ.

Lời cam kết của Thủ tướng và cơ hội 'ăn nên làm ra' của doanh nghiệp nước ngoài

Lời cam kết của Thủ tướng và cơ hội 'ăn nên làm ra' của doanh nghiệp nước ngoài

“Doanh nghiệp Nhật Bản có thể yên tâm đầu tư lâu tại Việt Nam; “có vướng mắc gì không giải quyết được thì các ngài trực tiếp gửi thư đích danh cho Thủ tướng Chính phủ”.

Đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp dầu khí từ 25% xuống 20%

Đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp dầu khí từ 25% xuống 20%

Ngày 26/7, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, Hiệp hội năng lượng sạch Việt Nam tổ chức Hội thảo góp ý sửa đổi Luật Dầu khí.