Ngày 2/8, Văn phòng Chính phủ ban hành thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại buổi làm việc với Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương về lãnh đạo, chỉ đạo công tác cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương ngày 12/7. Ảnh: Nhật Bắc

Theo đó, Thường trực Chính phủ nhấn mạnh, đến năm 2025, phấn đấu cơ bản hoàn thành việc sắp xếp lại khối DNNN; xử lý cơ bản xong những dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài; vừa nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, vừa khắc phục, giải quyết các công việc, nhiệm vụ tồn đọng, các vấn đề đột xuất, phát sinh.

Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương phối hợp với Ban cán sự Đảng Chính phủ, Ban cán sự Đảng các bộ, ngành, cơ quan chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Trong đó, tăng cường hợp tác giữa các DNNN và giữa DNNN với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; đổi mới quản trị doanh nghiệp theo nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế.

Đồng thời, đổi mới cơ chế tiền lương, tiền thưởng, thù lao của người lao động, người quản lý, điều hành hợp lý, có tính cạnh tranh cao gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Thường trực Chính phủ lưu ý việc xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất, uy tín ngang tầm nhiệm vụ gắn với việc thường xuyên đánh giá, kiểm tra, giám sát, đây là nhiệm vụ "then chốt của then chốt". Đồng thời, nghiên cứu cơ chế, chính sách bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung, cùng cơ chế đãi ngộ phù hợp cơ chế thị trường và điều kiện, hoàn cảnh đất nước, cân đối hài hòa với đội ngũ cán bộ trong các ngành, lĩnh vực...

Các cấp ủy, tổ chức đảng phối hợp chặt chẽ dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Khối để cùng với Chính phủ và các cơ quan nghiên cứu tổ chức, bộ máy trong DNNN tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; giao nhiệm vụ cụ thể, dự án quan trọng cho các DNNN gắn với cơ chế, chính sách, nguồn lực phù hợp trong tổng thể nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.

Đến nay, cả nước đã hoàn thành cổ phần hóa 40 doanh nghiệp, bao gồm nhiều doanh nghiệp quy mô rất lớn; xây dựng lộ trình, tổ chức thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp và nộp về ngân sách nhà nước trên 222 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nhiều nơi đã trình cấp có thẩm quyền thông qua: Phương án xử lý 5/12 doanh nghiệp, dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả và đang tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện phương án xử lý đối với 7 doanh nghiệp, dự án còn lại, phương án xử lý đối với 4 tổ chức tín dụng yếu kém.

Cùng với đó là tích cực chỉ đạo xử lý, tháo gỡ vướng mắc đối với các dự án lớn như nhiệt điện Thái Bình 2, Sông Hậu 1, lọc hóa dầu Nghi Sơn, chuỗi dự án khí lô B, Trung tâm điện lực Ô Môn, sân bay Long Thành..., góp phần giải phóng nguồn lực trong toàn xã hội để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Doanh nghiệp nhà nước phải tiên phong vượt khó, tạo bước phát triển nhanh, bền vững

Doanh nghiệp nhà nước phải tiên phong vượt khó, tạo bước phát triển nhanh, bền vững

"Những gì những doanh nghiệp tư nhân, FDI chưa làm được, chưa có điều kiện để làm hoặc những nơi khó khăn thì doanh nghiệp nhà nước phải xốc vác, tiên phong", Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ.

Đề xuất thí điểm thi tuyển để bổ nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước

Đề xuất thí điểm thi tuyển để bổ nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước

Cần đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, khẩn trương nghiên cứu, từng bước triển khai thực hiện thí điểm chủ trương thi tuyển để bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý trong DNNN

Vẫn còn doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ

Vẫn còn doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, quy mô vốn chủ sở hữu của các DNNN đều tăng nhưng vẫn còn DN kinh doanh thua lỗ.