- "Để nổi tiếng, có người sẵn sàng tụt áo khoe thân, nhưng cái hở hang về mặt cơ thể dù có xấu thì cũng không đáng gì so với việc lột trần về khía cạnh tinh thần. Ngạo nghễ tuyên bố sống bám khác nào tự tuyên bố rằng tôi là một con vật, mặc kệ tôi. Bởi chỉ có con vật mới không có lòng tự trọng như vậy", họa sĩ Lê Thiết Cương bày tỏ.

Họa sĩ Lê Thiết Cương.
Họa sĩ Lê Thiết Cương (một con người không chỉ thành công với vai trò họa sĩ mà còn khiến người ta nể phục vì sự am hiểm trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là văn hóa, cũng như sự chính trực, ngạo nghễ trong cách phát ngôn) cho rằng, hiện tượng sống bám của giới trẻ ngày nay biểu hiện sự xuống cấp thảm bại về văn hóa.

"Hiện tượng sống dựa, sống bám trước đây cũng có nhưng nó chưa xuống cấp như bây giờ. Vì cái người sống bám ấy còn tự ý thức được đó là một việc xấu nên gì thì gì cũng phải kín đáo. Bây giờ xấu xa hơn, thảm bại hơn vì người ta không còn coi nó là xấu, công khai việc ấy trên truyền thông. Nó trắng trợn, khốn nạn, bẩn thỉu hơn", họa sĩ Cương bày tỏ.

Họa sĩ Cương cho rằng, một trong những tiêu chí để phân biệt con người với con vật là lòng tự trọng. Trước đây ý thức được là xấu thì giấu nó đi, giờ thì công khai nó ra, không còn lòng tự trọng thì chả khác nào con vật.

"Để nổi tiếng, có người sẵn sàng tụt áo khoe thân, nhưng cái hở hang về mặt cơ thể dù có xấu thì cũng không đáng gì so với việc lột trần về khía cạnh tinh thần. Ngạo nghễ tuyên bố sống bám khác nào tự tuyên bố rằng tôi là một con vật, mặc kệ tôi. Bởi chỉ có con vật mới không có lòng tự trọng như vậy", họa sĩ Lê Thiết Cương bày tỏ.

Theo họa sĩ Cương, chuyện cô người mẫu 9x Ngọc Trinh lên báo "khoe" mình đang sống dựa vào người yêu, tuyên bố "Yêu không có tiền thì cạp đất ra mà ăn à" chỉ là một điển hình của cả một bộ phận giới trẻ đang sống dựa, sống bám như thế. Qua tuyên bố của cô này, cho thấy một thực trạng xã hội, sự xuống cấp thảm bại về văn hóa.

Nguyên nhân dẫn đến lối sống này, họa sĩ Cương cho đó là hệ quả tất yếu của cả một giai đoạn dài đất nước chỉ chú trọng phát triển kinh tế mà bỏ quên văn hóa.

"Thời chiến tranh, thời bao cấp hậu chiến nghèo đói, đáng lẽ ra người ta nghèo thì càng phải nghĩ đến vật chất thì không như thế. Lối sống này chỉ bắt đầu xuất hiện từ lúc mở cửa 1986, khi kinh tế phát triển, người ta có miếng ăn, có quần áo đẹp, ở một bộ phận không nhỏ trong xã hội, nhất là ở đô thị giàu có.
Người mẫu Ngọc Trinh luôn gây sốc vì những phát ngôn "có sao nói vậy"

Lối sống này là hiệu quả tất yếu của một giai đoạn dài mất gốc về văn hóa kể từ 1986 đến nay. Mọi người đều mong muốn đất nước giàu có, đời sống vật chất tốt đẹp hơn nhưng bên cạnh đó họ quên rằng còn phải phát triển văn hóa. Chạy theo lối sống vật chất, không còn đề cao văn hóa, tất cả mọi thứ từ trên xuống dưới, từ thành thị đến nông thôn đều chạy theo vật chất. Cái nền văn hóa yếu nên mới sinh ra chuyện này chuyện khác", họa sĩ Cương phân tích.

Chuyện những cô nàng "chân dài" chọn đại gia, người có tiền để yêu, để lấy làm chồng họa sĩ Cương cho rằng đó là sự điều tiết tất yếu của cuộc sống.

"Phụ nữ đẹp tức là không nhiều. Nhìn một cách khách quan thì đó là lợi thế của người ta, phải có cái gì tương xứng với nó chứ. Những người đàn ông cũng phải như thế nào thì mới làm người yêu, người chồng của những người đẹp đó được chứ. Ngược lại, chả ai có tiền, giàu có mà lại chọn một người phụ nữ xấu xí để yêu, để lấy làm vợ cả. Đó là sự điều tiết tất yếu của cuộc sống", họa sĩ Cương bày tỏ.
  •   La Hoàn ghi

BẠN NGHĨ GÌ VỀ QUAN ĐIỂM CỦA HỌA SĨ LÊ THIẾT CƯƠNG?