1. Vị quan này là ai?

  • Phạm Ngũ Lão
    0%
  • Mạc Đĩnh Chi
    0%
  • Trần Bình Trọng
    0%
  • Nguyễn Trực
    0%
Chính xác

Mạc Đĩnh Chi (1272 – 1346) là quan đại thần và là nhà ngoại giao nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Một lần, để thử ông, vua sai người lén bỏ mười quan tiền trước cửa vào nửa đêm.

Nhưng trời vừa sáng đã thấy ông xin vào bệ kiến, trên vai vác một túi tiền, quỳ trước ngai vàng tâu: “Tâu bệ hạ, đêm qua có ai đó bỏ quên túi tiền trước của nhà hạ thần.

Hạ thần hỏi láng giềng xung quanh mà không ai nhận, vậy xin mang số tiền này nộp vào kho nhà nước”.

Biết ông thanh liêm, vua đành bảo: “Không ai đến nhận, cho khanh lấy mà tiêu”.

2. Vị quan này đã phục vụ cho triều đại nào?

  • Nhà Nguyễn
    0%
  • Nhà Lê
    0%
  • Nhà Trần
    0%
  • Nhà Mạc
    0%
Chính xác

Mạc Đĩnh Chi là vị quan lớn thời nhà Trần. Năm 1304, dưới đời vua Trần Anh Tông, ông thi đỗ trạng nguyên. 

Nhờ tài năng của mình, ông đã hai lần được cử đi sứ Trung Quốc. Với tài hùng biện, ông thường dùng văn chương đấu trí với vua quan phương Bắc và áp đảo họ.

3. Ông từng suýt bị vua đánh trượt trạng nguyên vì lý do nào sau đây?

  • Ông quá kiêu ngạo
    0%
  • Ông quá nhút nhát
    0%
  • Ông quá xấu xí
    0%
  • Ông cãi lời vua
    0%
Chính xác

Đáp án: C.

Sau khi thi đỗ trạng nguyên, lúc vào chầu, vua Trần Anh Tông thấy ông tướng mạo xấu xí, không muốn cho đỗ đầu.

Mạc Đĩnh Chi liền nhanh trí làm bài thơ “Ngọc tỉnh liên phú”, tự ví mình với bông hoa sen trong giếng ngọc. Vua vừa ý, liền ban cho ông áo mão vinh quy bái tổ.

4. Khi đi sứ Trung Quốc, bài thơ giúp ông trở thành “Lưỡng quốc Trạng nguyên” có chủ đề về nội dung gì?

  • Chiếc quạt
    0%
  • Chiếc bút
    0%
  • Cây cung
    0%
  • Bức trướng thêu hình chim sẻ
    0%
Chính xác

Khi Mạc Đĩnh Chi đi sứ Trung Quốc, một sứ thần ngoại quốc đã dâng chiếc quạt tặng vua nhà Nguyên.

Tiện sứ thần nước Cao Ly cũng đang có mặt, vua Nguyên bèn mời Mạc Đĩnh Chi cùng làm thơ vịnh chiếc quạt.

Bài của Mạc Đĩnh Chi xong trước, ý tứ lại hay hơn bài của sứ Cao Ly. Vua Nguyên xem xong gật gù khen mãi và đề ngay bốn chữ “Lưỡng quốc Trạng nguyên”

5. Sau này, hậu duệ nào của Mạc Đĩnh Chi đã lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Mạc?

  • Mạc Đăng Doanh
    0%
  • Mạc Đăng Dung
    0%
  • Mạc Mậu Hợp
    0%
  • Mạc Kính Điển
    0%
Chính xác

Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Đăng Dung là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà (Chí Linh, hải Dương ngày nay), tiên tổ là Mạc Đĩnh Chi, Trạng nguyên triều Trần, làm quan đến Tả bộc xạ”.

Như vậy, Thái tổ Mạc Đăng Dung, người sáng lập vương triều Mạc tồn tại 66 năm ở Việt Nam là cháu 7 đời của “Lưỡng quốc Trạng Nguyên” Mạc Đĩnh Chi.