Theo quan sát của nhà giáo Khánh Ngọc, để hoàn thành các công việc hồ sơ sổ sách cuối năm - nhiều thầy cô giáo đã miệt mài “ăn cắp” thời gian trên lớp của học sinh và bỏ bê công việc nhà để nộp hồ sơ đúng thời hạn.

Càng về cuối năm học, áp lực hồ sơ sổ sách càng đè nặng lên vai các thầy cô giáo đặc biệt là thầy cô tiểu học. Chỉ tính riêng việc nhận xét học sinh cuối năm cũng phải làm đến mấy cuốn sổ như nhật kí cá nhân, sổ theo dõi, học bạ …

Thời gian để hoàn thành việc ghi nhận xét từng học sinh vào các cuốn sổ ấy cũng mất khá nhiều công sức chưa nói đến việc ghi sao để những câu chữ không lập lại một cách sáo mòn cũng không phải là chuyện dễ.

Để hoàn thành các công việc ấy nhiều thầy cô giáo đã miệt mài “ăn cắp” thời gian trên lớp của học sinh và bỏ bê công việc nhà để nộp hồ sơ đúng thời hạn.

{keywords}

Để bớt phần việc cho giáo viên, nhiều trường sử dụng dấu mộc thay cho việc giáo viên viết nhận xét vào vở cho học sinh. (Ảnh: Đăng Duy)

Năm học này, trên các trạng mạng xã hội, tràn lan các mẫu câu nhận xét cho học sinh về tất cả các môn học, các nội dung cần đánh giá. Thế rồi, nhiều thầy cô giáo đã “lùng sục” trên mạng và đưa về nhiều mẫu câu ghi chép cho từng đối tượng học sinh để nhận xét được nhanh hơn mà không cần suy nghĩ nhiều. Mọi người gọi vui đó là “cứu cánh” để giải tỏa bớt những áp lực.

Từng môn học có những lời nhận xét riêng cho từng đối tượng học sinh kể cả nội dung về học lực, năng lực, phẩm chất cũng vậy. Giáo viên sẽ nhìn vào những câu nhận xét mẫu về nội dung học tập theo kiểu “ Đọc to, rõ ràng hơn so với đầu năm, chữ viết đẹp, đều nét”, “Thực hiện thành thạo các phép tính, có năng khiếu về toán”, “Có tiến bộ hơn trong thực hiện phép tính chia”, “Biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo”…Đến nội dung về năng lực: “Chấp hành nội qui lớp học, tự hoàn thành công việc được giao”, “Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập khi đến lớp”, “Biết chia sẻ với mọi người, ứng xử thân thiện”…Nội dung phẩm chất “Đi học đều, đúng giờ; thường xuyên trao đổi nội dung học tập với bạn”, “Tích cực tham gia các hoạt động ở trường và ở địa phương”, “Không nói dối, không nói sai về người khác”…

Nhìn vào những mẫu câu nhận xét có sẵn, thầy cô sẽ ghi vào sổ ứng với từng học sinh của mình như thế. Có giáo viên tâm tư: “Việc thầy cô giáo sao chép các mẫu câu nhận xét có sẵn cũng chẳng khác gì học sinh làm văn mà chép văn mẫu trong sách”.

Nhiều thầy cô giáo tự an ủi mình “Những lời nhận xét vô bổ kia chỉ có riêng mình đọc chứ học sinh, phụ huynh cũng chẳng bao giờ được đọc tới. Nên có ghi chép đầy chữ lên cũng chẳng có nghĩa gì”. Giống như những lời nhận xét trong học bạ cũng phải tốt nghiệp lớp 5 xong các em học sinh và gia đình mới biết thầy cô đã phê những gì.

Vậy thì những lời phê, lời nhắn nhủ của thầy cô “Em cần cố gắng hơn”, “Cần cẩn thận hơn trong khi tính toán” hay “Đã có nhiều tiến bộ trong học tập”…cũng chỉ mang tính hình thức mà thôi.

Nâng cao chất lượng dạy và học của học sinh thì việc đầu tiên cũng nên giảm áp lực về hồ sơ sổ sách cho giáo viên. Chỉ khi thầy cô không bị ràng buộc bởi cả đống hồ sơ sổ sách ấy mới có nhiều thời gian đầu tư cho từng bài dạy, có thời gian chăm lo giáo dục cho các em học sinh từ những điều đơn giản nhất.

Khánh Ngọc 

XEM THÊM: