- Chiến tranh ngày càng ác liệt, nhiên liệu cho xe vận tải trở thành vấn đề cốt tử.

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, Tư lệnh tuyến chi viện chiến lược nhớ lại: “Đoàn 559 có trên 2.000 xe vận tải nhưng còn rất ít xăng cho cơ giới hoạt động, kế hoạch vận tải cho mùa khô có nguy cơ bị trì hoãn. Có lúc cả ngàn xe nằm chờ. Thiếu xăng nên đạn, lương thực, quân nhu không vào được chiến trường. Thiếu gạo, thiếu muối, khẩu phần ăn của chiến sỹ chỉ còn 4 lạng gạo/ngày”. Để góp phần giải quyết vấn đề này, đồng chí Lê Trọng Tấn thay mặt Ban cung cấp tiền phương chỉ đạo K 20 phải mua thật nhiều xăng, từ tất cả mọi nguồn có thể thu mua được, dự trữ càng nhiều càng tốt.

Ông chủ Đức Phương và cán bộ chiến sĩ K 20 bắt tay vào nhiệm vụ, có ý kiến đề xuất vào Pakse gặp em gái Bun Ùm đặt vấn đề mua xăng. Tuy nhiên ông chủ Đức Phương thấy biện pháp không khả thi, bởi phía Bun Ùm sẽ không cấp xăng dầu cho Pathet hoặc nếu có cũng không được nhiều. Xí Mía, một quan tư công binh của quân đội Hoàng gia Campuchia, có chức quyền, có xưởng gỗ, có nhiều máy công trình và xe vận tải nên dễ mua xăng được lựa chọn.

Trong cuộc giao tiếp với “ông chủ lớn” Xí Mía tỏ ra dè dặt, viên sĩ quan công binh cho rằng xăng là mặt hàng quốc cấm, khó có thể mua ban tự do được. Buộc Đức Phương phải hạ yêu cầu, chỉ nhờ xe của ông ta chở giúp số xăng đã mua được từ biên giới Lào về Siam Pang hay Đôn Phầy. Nghe vậy Xí Mía nhận lời và còn tỏ ra hồ hởi: “Tưởng gì chứ chở xăng giúp các ông chúng tôi sẵn sàng. Tôi có hàng chục xe GMC được phép chở xăng”.

{keywords} 

Từ mối quan hệ ban đầu như vậy, đoàn xe của Xí Mía trở nên phương tiện đắc lực vận chuyển xăng về cho K20, thời gian sau thấy làm ăn dễ nên Xí Mía cũng bắt tay vào mua bán trực tiếp, để kiếm lợi nhanh hơn so với chở thuê.

Trong khi đó, cán bộ K20 lại bày cho vợ Xí Mía cứ tiện xe về Phnom Penh, gửi mỗi chuyến mua vài phuy 200 lít, lấy lãi, cứ như thế nguồn xăng do vợ chồng Xí Mía cung cấp cho K20 khá lớn.

Cũng với cách như vợ Xí Mía, cán bộ K20 áp dụng với đồn trưởng Sun. Với yêu cầu: chúng tôi sẽ gửi xăng nhờ thuyền buôn đưa lên. Nếu thuyền nào giao xăng, nhờ ông chuyển giúp. Thấy việc đơn giản đồn trưởng Sun nhận lời: “Tôi cứ tưởng công việc nặng nhọc, chứ chuyển một vài can xăng cho các ông có gì mà phải bận tâm”.

Viên đồn trưởng đã không biết tính toán của ông chủ Đức Phương, bởi mỗi ngày có trên 100 thuyền từ Phnom Penh; Tueng Treng, Sieam Pang lên buôn bán với “ông chủ lớn”, ngày cao nhất có 240 thuyền, chỉ cần mỗi chuyến gửi 2 can 20 lít thì ngày ít nhất cũng thu được 2000 lít. Trong khi đó trên tuyến 559, suốt 18 tiếng 200 chiến sĩ cũng chỉ khiêng vác được 750 can xăng qua quãng đường 20km.

{keywords}

Sông Sekong

Ngoài phương pháp vận chuyển nhỏ qua đường sông Sekong, K20 còn tận dụng đường bộ, gửi mỗi xe tải một phuy 200 lít, như vậy chưa kể những xe của các nhà buôn chở bằng xi téc, mỗi ngày qua đồn trưởng Sun Đoàn K20 cũng thu gom được 5000 lít xăng. Chưa hết, đoàn còn xuất tiền mua can và cho Sun mượn tiền để ông ta gửi mua được nhiều hơn. Do vậy, đồn trưởng Sun tích cực hẳn lên, mỗi ngày ông ta cũng mua thêm được 5000 lít, mỗi lít được trả thêm 1 riên, số tiền Sun thu được còn nhiều hơn lương tháng. Xăng chảy về Đôn Phầy ngày càng nhiều.

Còn vợ chồng Xi Mía ngày càng trở nên đắc lực, họ xăng từ Lào chở về, bán xăng thừa của đơn vị cho ta; mua xăng của các đơn vị khác bán lại. Cũng qua Xi Mía, Đức Phương lập quan hệ với tướng Unxiut, Tư lệnh thành phố Phnom Penh, ông bàn với Xi Mía đưa viên tướng này vào đường dây gom xăng cho K20, bằng cách móc nối với tướng quân đội Sài Gòn hỏi mua xăng.

Đánh thấy hơi tiền, cánh tướng lĩnh của Thiệu làm liều, lập kế hoạch chở xăng sang bán Unxiut bằng những đoàn xe xi téc hàng chục chiếc. Xi Mía đã nhận chở số xăng đó về Đôn Phầy. Tuy nhiên, do số lượng xe của ông ta có hạn, Đoàn 17 phải huy động hàng chục xe téc vận chuyển. Nhờ có Xi Mía và Unxiut đỡ đầu nên các đoàn xe vượt qua các trạm kiểm soát các tỉnh, đưa xăng về biên giới đông bắc Campuchia an toàn.

Biết “ông chủ lớn” đang gom xăng nên các nhà buôn dùng xe xi téc chở lên bán, nhưng họ nâng giá khá cao. Tương kế, tựu kế, những ngày đầu K 20 chấp nhận mua với giá do họ áp đặt, rồi đặt với số lượng lớn với yêu cầu cấp hàng bằng phuy 200 lít. Các nhà buôn dùng xi téc chở xăng lên, chủ quan sẽ mua được phuy để bán theo hợp đồng đã ký. Nhưng trước đó, K20 đã âm thầm mua gom hết phuy đựng, can chứa nên các họ không thể nào giao hàng theo hợp đồng, đánh chấp nhận hạ giá, bởi nếu không bán chở về sẽ không trả lại được cho chủ hãng lại lỗ bộn tiền chuyên chở. Với cách này K20 đã mua được 1700 phuy 200 lít và hai vạn can nhựa 20 lít xăng.

Nhờ sự mưu trí, nhanh nhạy của ông Đức Phương và các chiến sĩ K20, chiến dịch mua xăng đã kết thúc thắng lợi, hàng nghìn tấn xăng dầu được cất giữ trong các cánh rừng Hạ Lào, đông bắc Campuchia, kịp phục vụ cho các đoàn xe của Tuyến 559.

Minh Thư