Quyết định từ chức đột ngột của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đang gây rúng động dư luận cả trong và ngoài nước Mỹ. Việc Tổng thống Donald Trump mất vị tướng về hưu được kính trọng và nổi tiếng trung thành này được tin sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bất ngờ từ chức

Hạ viện Mỹ chuẩn chi hàng tỷ đô cho ông Trump xây tường biên giới

Theo một số nhà phân tích, việc ông Mattis xin rút khỏi chính quyền của Tổng thống Trump hôm 20/12 là lời cảnh báo mạnh mẽ về một lãnh đạo Nhà Trắng bốc đồng, chuyên phớt lờ lời khuyên của các cố vấn, không coi trọng các đồng minh của Mỹ và tự hào chối bỏ các nguyên tắc lãnh đạo Mỹ đã có từ Thế chiến thứ hai.

{keywords}
Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng xác nhận, ông James Mattis sẽ chính thức rời ghế Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vào cuối tháng 2/2019. Ảnh: Vox

Trong bức thư xin từ chức gửi lãnh đạo Nhà Trắng, ông Mattis đã thừa nhận bất đồng quan điểm sâu sắc với tổng thống, rằng thế giới quan của ông Trump trái ngược hẳn với những gì vị tướng 4 sao đã nghỉ hưu này theo đuổi hơn 40 năm qua. Hãng tin CNN dẫn lời một quan chức cấp cao ở Washington tiết lộ, ông Mattis đã cực lực phản đối việc tổng thống rút hết binh sĩ Mỹ khỏi Syria cũng như xúc tiến kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan.

Ngay trong thư từ chức, ông Mattis đã viết, nước Mỹ không thể bảo vệ lợi ích của mình nếu không duy trì các liên minh mạnh mẽ và thể hiện sự tôn trọng đối với các đồng minh. Theo ông, Mỹ phải sử dụng toàn bộ khả năng để xây dựng hệ thống quốc phòng chung chống lại Nga và Trung Quốc. Mỹ phải kiên quyết và không mơ hồ trong cách tiếp cận với các quốc gia có lợi ích chiến lược đang ngày càng trở nên căng thẳng với Washington, đồng thời đảm bảo việc lãnh đạo hiệu quả đối với các liên minh của mình.

Quyết định từ nhiệm của ông Mattis, thành viên trong Nội các ông Trump được kính trọng nhất, được đưa ra đúng vào lúc bất an đang bao trùm Nhà Trắng. Suốt thời gian qua, Tổng thống Trump đã nhiều lần đăng đàn Twitter tố cáo những kẻ phản bội đang bí mật âm mưu lật đổ ông ở Cánh Tây. Các thị trường chứng khoán Mỹ hiện đang lao dốc, mất tới 500 điểm trong bối cảnh các cuộc điều tra bủa vây ông Trump và những người thân cận. Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ phải đóng cửa một phần vì dự luật ngân sách mới chưa được phê chuẩn.

Những khuôn mặt nghiêm trọng trên Đồi Capitol cùng các phát biểu bằng giọng run rẩy của những cựu quân nhân cấp cao trên truyền hình đã phản ánh nỗi lo lắng khi ông Mattis không còn đứng đầu Lầu Năm góc.

Trong 2 năm ông Mattis giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng, nhiều người tin ông là "bùa hộ mệnh", là người có thể giúp kìm hãm cái tôi thất thường của Tổng thống Trump. Lãnh đạo phe Dân chủ thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer thậm chí cũng đánh giá ông Mattis là một trong số ít biểu tượng cho sức mạnh và sự ổn định trong chính quyền.

{keywords}
Tổng thống Trump từng gọi ông Mattis là "vị tướng của tôi", nhưng các bất đồng quan điểm chính sách giữa họ về sau ngày càng lớn dần. Ảnh: Newsweek

Ngay cả sau sự ra đi của những quan chức được đánh giá là "người lớn chín chắn" khác trong chính quyền Trump như cựu Ngoại trưởng Rex Tillerson và cựu Cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster, ông Mattis vẫn ở lại. Các quan ngại về nguy cơ đụng độ hải quân Mỹ - Trung ở Biển Đông, mối đe dọa từ Nga hay các cuộc khủng hoảng ở Trung Đông hay một khủng hoảng toàn cầu bất ngờ dưới thời ông Trump cầm quyền đều được trấn an nhờ những ý kiến của ông.

Song, hiện tại, khi ông Mattis cuối cùng cũng quyết dứt áo ra đi, tất cả lo sợ, khi không còn "chiếc phanh hãm cuối cùng", ông chủ Nhà Trắng sẽ gây ra khủng hoảng, rối loạn thực sự, không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn thế giới.

"Hiện có quá nhiều lo lắng mà tôi chưa từng thấy trong cuộc đời mình", Adam Kinzinger, hạ nghị sĩ Cộng hòa đến từ bang Illinois bày tỏ trên CNN, phản ánh cảm xúc phổ biến ở cả các đồng nghiệp của ông trước những biến cố trong vài ngày trở lại đây.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio bình luận, việc ông Mattis từ chức cho thấy rõ, Mỹ đang trên đường hướng tới một loạt sai lầm chính sách khủng khiếp, đe dọa nước này, làm tổn hại các liên minh đã có và gia tăng sức mạnh cho những thế lực thù địch.

Theo giới quan sát, biến cố mới không chỉ tác động tiêu cực đến dư luận Mỹ, làm mất niềm tin vào sự ổn định của Washington dưới thời ông Trump, mà còn gây rúng động cả các nước đồng minh và bạn bè Mỹ.

Các đồng minh truyền thống của Washington lâu nay đã cảm thấy lo lắng về cách tiếp cận an ninh toàn cầu theo hướng đơn phương và khó đoán định của ông Trump. Sau khi ông Mattis từ chức lãnh đạo Lầu Năm góc, họ được tin sẽ trở nên bất an hơn và hoài nghi về việc liệu người kế nhiệm ông có ủng hộ việc duy trì các cam kết, thỏa thuận đã có, kể cả với khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hay không.

Cả thế giới hiện nín thở chờ những diễn biến tiếp theo ở Washington, các giải pháp thoát khỏi khủng hoảng của ông Trump và chuẩn bị cho cả những viễn cảnh xấu nhất.

Tuấn Anh

Ông Trump ra lệnh giảm mạnh quân ở Afghanistan

Ông Trump ra lệnh giảm mạnh quân ở Afghanistan

Một ngày sau khi thông báo rút quân hỏi Syria, Tổng thống Donald Trump lại gây bất ngờ khi ra lệnh giảm mạnh sự hiện diện của binh lính Mỹ tại Afghanistan.

Tuyên bố đập tan IS, ông Trump rút hết quân khỏi Syria

Tuyên bố đập tan IS, ông Trump rút hết quân khỏi Syria

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút nhanh toàn bộ 2.000 lính bộ binh khỏi Syria trong vòng 30 ngày. 

Nhận định sốc của Thượng viện Anh về Chính quyền ông Trump

Nhận định sốc của Thượng viện Anh về Chính quyền ông Trump

Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Anh nhấn mạnh, các chính sách của chính quyền Tổng thống Mỹ Trump đã ảnh hưởng tiêu cực tới mối quan hệ giữa hai nước.

Quỹ từ thiện của ông Trump buộc phải giải thể

Quỹ từ thiện của ông Trump buộc phải giải thể

Quỹ từ thiện của Tổng thống Mỹ Trump chấp nhận giải thể dưới sự giám sát của cơ quan tư pháp sau khi ông và các con bị kiện sử dụng sai mục đích tiền quỹ.

Thế giới 24h: Ông Trump lo sốt vó

Thế giới 24h: Ông Trump lo sốt vó

Các nguồn thạo tin tiết lộ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang vô cùng lo lắng chuyện "bị bỏ rơi".