Michael Spavor là người Canada thứ 2 bị Trung Quốc bắt giữ tuần này giữa lúc hai nước đang căng thẳng.
Ông Trump sẽ bổ nhiệm con rể làm "Tổng quản" Nhà Trắng?
Cảnh sát Pháp tiêu diệt nghi phạm khủng bố chợ Giáng sinh
Hình ảnh cực hiếm ở khu phi quân sự liên Triều
Rất ít người có dịp ngồi nhấm nháp ly cocktail trên du thuyền riêng của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un như Michael Spavor. Thương gia người Canada này vốn có các mối quan hệ lâu dài với Bình Nhưỡng.
Chủ tịch Kim Jong Un uống cocktail với Michael Spavor trên du thuyền riêng của lãnh đạo Triều Tiên ở Wonsan năm 2013. (Ảnh: Reuters) |
Chính quyền Ottawa thông báo đang tìm kiếm Michael Spavor sau khi ông bị thẩm vấn ở Trung Quốc và mất tích sau cuộc liên lạc gần đây nhất với các nhà chức trách Canada. Theo BBC, ông đang bị điều tra vì tình nghi gây hại cho lợi ích quốc gia của Trung Quốc.
Sự biến mất của Spavor diễn ra giữa lúc căng thẳng đang leo thang giữa Trung Quốc và Canada, sau khi Ottawa bắt nữ giám đốc tài chính của tập đoàn viễn thông Huawei Mạnh Vãn Chu hôm 1/12 theo yêu cầu của Mỹ.
Trước đó, một công dân khác của Canada là nhà cựu ngoại giao Michael Kovrig đã bị bắt ở Bắc Kinh trong hoàn cảnh tương tự. Nhưng các mối quan hệ gần gũi của Spavor với Triều Tiên - một đồng minh của Trung Quốc – sẽ càng làm tăng kịch tính xung quanh những tranh cãi ngoại giao gay gắt hiện nay.
Ảnh: Michael Spavor |
Michael Spavor điều hành một tổ chức có tên gọi Trao đổi Văn hóa Paektu – chuyên thúc đẩy du lịch và đầu tư vào Triều Tiên. Ông cũng là người "tiếp sức" cho tình bạn giữa Chủ tịch Kim Jong Un và ngôi sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman, sắp xếp cho hai người gặp nhau năm 2013.
"Đó là trải nghiệm thú vị nhất của tôi trong đời... Chúng tôi đã chơi ở đó 3 ngày", thương gia Canada kể với Reuters năm 2017.
Những hình ảnh được chụp khi đó và được đưa lên mạng xã hội cho thấy, Spavor đang uống trà đá cùng lãnh đạo Triều Tiên sau khi lượn máy bay thăm thú gần thành phố cảng Wonsan.
Tổ chức của ông cũng vận hành các chuyến tour ở Triều Tiên, nhân danh các nhóm như sinh viên và những người đầu tư Trung Quốc quan tâm. Theo trang mạng của Spavor, phần chính trong công việc của ông là thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Triều Tiên.
"Chúng tôi đã đạt được mục tiêu đó bằng cách kết nối những cá nhân và tập thể có quan tâm với mạng lưới liên lạc rộng khắp của chúng tôi ở bên trong [Triều Tiên]" – BBC dẫn thông điệp trên website Trao đổi Văn hóa Paektu. Trên thực tế, điều này có nghĩa là đưa các đoàn đầu tư tới Triều Tiên, và giới thiệu họ với các đối tác kinh doanh tiềm năng.
"Đã có sự gia tăng lợi ích nhất định giữa các đối tác Triều Tiên trong việc kinh doanh qua biên giới", ông Spavor kể với Asia Times hồi đầu năm nay.
Trang web còn cho biết, ông Spavor đã nhận được nhiều yêu cầu tư vấn từ các công ty Đức, Canada, Anh, Italia, Đài Loan và Singapore về việc đầu tư vào Triều Tiên.
Michael Spavor có các mối quan hệ đặc biệt với ông Kim Jong Un. (Ảnh: BBC) |
Là người nói tiếng Hàn thành thạo, Spavor đóng trụ sở ở thành phố Dandong của Trung Quốc, giáp biên với Triều Tiên. Khoảng cách giữa hai bên gần đến nỗi có thể bơi từ cửa sông của Dandong sang bờ sông Yalu phía Triều Tiên trong ít phút. Spavor từng kể rằng từ đây ông cảm thấy sự rung chuyển của một vụ thử hạt nhân mà Triều Tiên thực hiện trong khi đang ngồi ăn sáng hồi tháng 9 năm ngoái.
Thương gia Canada này cũng sống ở Bình Nhưỡng, nơi ông giữ vai trò giám đốc quản lý của một tổ chức phi chính phủ Canada đặt tại đây. Tuy nhiên, chính các mối quan hệ cá nhân thân thiết của Spavor với Chính phủ Triều Tiên mới là yếu tố khiến ông có được sự tiếp cận ưu tiên với đất nước này.
Michael Spavor chụp ảnh cùng học sinh Triều Tiên. (Ảnh: Reuters) |
Hồi tháng 1, Spavor được tiếp cận một cuộc diễu binh lớn ở Bình Nhưỡng trong khi báo chí nước ngoài bị cấm hiện diện. Ông đã đăng tải nhiều đoạn video lên tài khoản Twitter và Instagram của mình, cho thấy ông ở vị trí quan trọng trong suốt sự kiện. Dù vậy, Spavor ít khi bàn về chính trị.
"Tôi thực sự không có gì để bình luận về các vấn đề nhân quyền và chính trị", ông bày tỏ trong một cuộc phỏng vấn năm 2013. "Những vấn đề đó tốt hơn là để các chính phủ thảo luận".
Trong thông điệp gần đây nhất trên truyền thông xã hội, Spavor cho biết sẽ đi Seoul vào thứ Hai tới để "tham vấn công việc" và mời bạn bè đi uống. Tuy nhiên, kế hoạch này dường như đã đổ bể, và những người bạn của Spavor đã công khai gửi tin ủng hộ ông sau khi có tin ông bị bắt.
Thanh Hảo
Thế giới 24h: Cảnh báo nóng giữa ‘bão’ Huawei
Ngoại trưởng Canada cảnh báo Mỹ không nên chính trị hóa vụ dẫn độ “công chúa Huawei” Mạnh Vãn Chu.
'Công chúa Huawei' mua pizza đãi nhà báo sau khi tại ngoại
Ngay sau khi được tại ngoại, Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu đã đặt mua pizza về nhà riêng ở Vancouver (Canada) rồi chia cho các phóng viên túc trực bên ngoài.
Giữa căng thẳng vụ Huawei, Trung Quốc bắt một người Canada
Một nhà cựu ngoại giao Canada được xác nhận đã bị Trung Quốc bắt giữ ngày 11/12.
'Công chúa' Huawei phải nộp tiền khủng để được tại ngoại
Tòa án Canada vừa nêu các điều kiện để Giám đốc tài chính tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Chu được bảo lãnh tại ngoại.
Ông Trump sẵn sàng can thiệp vụ bắt "công chúa" Huawei
Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố sẵn sàng can thiệp vào vụ bắt con gái kiêm giám đốc tài chính của Tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei.