“Động thái trên là hành động cân bằng giữa những yêu cầu và khả năng quân sự của Mỹ. Chúng tôi không đưa ra những quyết định như thế một cách nhẹ nhàng, mà dựa trên rất nhiều yếu tố, nhất là khi bạn phải giải quyết vấn đề một cụm tàu sân bay tấn công đã triển khai trên biển lâu như vậy, tới tận 10 tháng, và cũng cần nghĩ tới ‘sự hao mòn’ và mệt mỏi của thủy thủ đoàn lẫn của cả con tàu”, ông Kirby nói với tờ The Hill.
Tàu sân bay USS Nimitz. Ảnh: USNI |
Trước đó hồi cuối tháng 12/2020, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là ông Chris Miller từng ra lệnh cho cụm tàu sân bay USS Nimitz được triển khai ở Trung Đông trở về Mỹ, như một ‘chiến thuật’ nhằm giảm sự căng thẳng với Iran trong bối cảnh gần kỷ niệm 1 năm vụ chỉ huy đặc nhiệm Quds Qassem Soleimani bị máy bay không người lái Mỹ ám sát ở Iraq.
Tuy nhiên, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó đã đảo ngược quyết định rút tàu sân bay khỏi Trung Đông vào tối hôm 3/1, sau khi giới lãnh đạo Iran đã đưa ra nhiều lời đe dọa nhằm vào “bản thân ông và nhiều quan chức khác trong chính phủ”.
Tuấn Trần
Xem máy bay ném bom Mỹ khoe uy lực ở cửa ngõ Iran
Không quân Mỹ vừa công bố một đoạn phim về máy bay ném bom có khả năng mang vũ khí hạt nhân B-52 bay qua Vịnh Ba Tư.
Cố vấn an ninh Mỹ cảnh báo ‘khủng hoảng hạt nhân leo thang’ với Iran
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan hôm 29/1 cảnh báo, Iran đang tiến tới mục tiêu có đủ nguyên liệu phân hạch cho vũ khí hạt nhân.