XEM VIDEO:
Đại sứ Phạm Quang Vinh, Cố vấn cao cấp của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và phát triển quốc tế (CSSD) và Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Phó Tổng thư ký ASEAN đã có những phân tích thấu đáo.
Rạng sáng 24/2 theo giờ Nga (tức 11h trưa giờ Việt Nam), Tổng thống Putin tuyên bố mở "chiến dịch quân sự đặc biệt" nhằm vào miền Đông Ukraine, với lý do đáp lại yêu cầu giúp đỡ từ "Cộng hòa Nhân dân Donetsk" và "Cộng hòa Nhân dân Luhansk", hai nước cộng hòa tự xưng.
Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố, chiến dịch quân sự ở Ukraine có hai mục tiêu là phi quân sự hóa, phi phát xít hóa Ukraine và Nga phải đạt được chúng.
Tổng thống Volodymyr Zelensky đã cáo buộc Nga tiến hành không kích Ukraine, bao gồm thủ đô Kiev, cáo buộc xe quân sự tiến về biên giới Ukraine từ Belarus, Nga và Crimea; đồng thời tuyên bố thiết quân luật trên toàn đất nước. Ông cũng tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga, yêu cầu người dân ủng hộ các lực lượng vũ trang quốc gia, và chuẩn bị cho chiến đấu.
Trong phản ứng sau cuộc họp của Hội đồng Bảo an, Tổng thư ký LHQ kêu gọi Nga dừng tấn công, ông nói: "Nhân danh nhân đạo, đừng cho phép nổ ra cuộc chiến có thể là nghiêm trọng nhất từ đầu thế kỷ này tại châu Âu. Phải chấm dứt xung đột ngay".
Một cơ sở của Cơ quan Biên phòng Nhà nước Ukraine bị hư hại do pháo kích ở Kiev ngày 24/2. Ảnh: Reuters |
Tình hình thực địa diễn biến như thế nào? Căng thẳng Nga - Ukraine sẽ đẩy các trục quan hệ các nước lớn đi tới đâu?
Nội dung của Talkshow sẽ được cập nhật đầy đủ trên Tuần Việt Nam.
>>> Cập nhật tình hình căng thẳng tại Ukraine trên VietNamNet
Tuần Việt Nam
Lằn ranh đỏ của Nga và lựa chọn từ Ukraine
Nga từng gửi Mỹ và NATO bản đề nghị gồm 8 điểm, nêu rõ các quan ngại an ninh, trong đó có “lằn ranh đỏ”. Ukraine thì cho rằng, việc gia nhập NATO là câu chuyện của riêng họ, không ảnh hưởng đến an ninh của Nga.