“Chuyển mình” theo xu hướng xanh

Những năm gần đây, sự quan tâm của người dùng đối với môi trường không ngừng tăng lên. Theo kết quả khảo sát của Nielsen Việt Nam, 31% người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn để mua hàng hóa xanh. Không chỉ chọn lựa những sản phẩm thân thiện với môi trường, họ cũng ngày càng chú trọng đến quy trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng của sản phẩm đó. Điều này đã tạo áp lực tích cực lên các doanh nghiệp để thay đổi hướng sản xuất và kinh doanh của mình. Từ những công ty nhỏ đến những tập đoàn lớn, đều đang nỗ lực tìm kiếm những cách thức để tích hợp yếu tố bền vững vào hoạt động của mình.

Trong nền kinh tế hiện đại, thực hành xanh không chỉ là trách nhiệm xã hội mà còn là chiến lược kinh doanh thông minh, mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững. 

Khi doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ xanh và quy trình hiệu quả, chúng có thể giảm đáng kể chi phí vận hành. Việc sử dụng năng lượng tái tạo, cải thiện hiệu quả năng lượng và tối ưu hóa quy trình sản xuất giúp tiết kiệm chi phí đáng kể. Nguồn nguyên liệu bền vững cũng giúp doanh nghiệp dễ kiểm soát chu trình sản xuất hơn.

57966 0000.jpg
Xu hướng chuyển đổi xanh sản xuất, kinh doanh góp phần giải quyết được nhiều vấn đề về môi trường

Thực hành xanh giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh. Các chứng nhận xanh và dấu hiệu nhận diện sản phẩm bền vững có thể tăng giá trị thương hiệu và uy tín của công ty. Doanh nghiệp có chiến lược xanh mạnh mẽ thường dễ dàng thu hút khách hàng và mở rộng thị phần hơn. Ngoài ra, các tiêu chuẩn xanh cũng là yếu tố quan trọng để tham gia vào các thị trường xuất khẩu, nơi các quy định về môi trường ngày càng được siết chặt. 

Bên cạnh đó thực hành xanh thường đòi hỏi việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới, từ đó thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới. Điều này mở ra cánh cửa cho việc phát triển sản phẩm mới và cải thiện sản phẩm hiện có.

Nhiều nhà đầu tư ngày nay ưu tiên đầu tư vào các doanh nghiệp có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Doanh nghiệp thực hành xanh có nhiều cơ hội hơn trong việc thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư xanh và các nguồn tài chính bền vững.

Thực hành xanh bài bản - đầu tư đắc lợi cho tương lai

Xanh hóa không chỉ đơn thuần là thêm một màu sắc vào bảng màu sản phẩm. Mà là việc tái cấu trúc toàn bộ chuỗi giá trị của sản phẩm - từ nguyên liệu, sản xuất, phân phối, sử dụng và tái chế - để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Điều này không chỉ bao gồm việc sử dụng nguyên liệu tái chế hoặc sinh học mà còn bao gồm cả việc cải thiện hiệu quả năng lượng, giảm lượng rác thải và khí thải carbon, cũng như tăng cường khả năng tái sử dụng và tái chế sản phẩm.

Mặc dù việc chuyển đổi xanh có thể được thấy ở mọi cấp độ kinh doanh, nhưng không phải tất cả các nỗ lực đều mang lại kết quả như mong đợi. Chi phí ban đầu cao và thiếu hụt về nguồn cung nguyên liệu bền vững là những thách thức đáng kể. 

Đặc biệt, các doanh nghiệp nhỏ đôi khi phải đối mặt với khó khăn về nguồn lực và thông tin dẫn đến việc họ có thể bỏ qua một số bước quan trọng trong quy trình xanh hóa, khiến cho sản phẩm cuối cùng chưa đáp ứng đủ tiêu chí đặt ra. Điều các doanh nghiệp này còn thiếu là một quy trình bài bản.

Chiến lược dài hạn và thực hành bài bản của Tập đoàn SCG với dòng sản phẩm SCG Green Choice là một mô hình các doanh nghiệp có thể tham khảo khi phát triển sản phẩm và dịch vụ bền vững. 

Đại diện doanh nghiệp cho biết, các dữ liệu về sản phẩm của SCG, tiêu biểu như lượng carbon cắt giảm, lượng nguyên liệu tái chế, được định lượng chi tiết, tuân thủ Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14021 về Nhãn môi trường và công bố về môi trường. Trên cơ sở đó, SCG còn xây dựng nguyên tắc truyền thông minh bạch.

anh 22.jpg
 Các sản phẩm tiêu biểu của ngành xi măng - vật liệu xây dựng mang nhãn hiệu SCG Green Choice

Dựa trên nguyên tắc thiết kế lại (redesign), các sản phẩm của SCG hướng đến giảm thiểu tác động môi trường, tối ưu hóa vật liệu trong tất cả các bước của dây chuyền sản xuất. Đơn cử, trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, các sản phẩm của Xi măng SCG Việt Nam đã giảm 43.000 tấn CO2/năm từ việc thay thế nguyên liệu clinker trong sản xuất xi bằng tro bay. 

image3.png
 Không gian trưng bày các sản phẩm từ 3 ngành cốt lõi của SCG gây ấn tượng tại Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Việt Nam 2023

Công ty CP Sản xuất Nhựa Duy Tân, thuộc nhóm ngành Bao bì của SCG (SCG Packaging) phát triển giải pháp nhựa sinh học, giảm sử dụng nhựa nguyên sinh bằng cách kết hợp ít nhất 25% nhựa tái chế PET trong nguyên liệu. Sản phẩm SCG cũng ứng dụng các giải pháp đảm bảo tính bền vững trong quá trình phân phối và sử dụng. Trong đó có thể kể đến sản phẩm gạch mỏng Slim Tiles của công ty thành viên PRIME Group của SCG, với đặc tính ưu việt là nhẹ, dễ lắp đặt và vận chuyển, giúp giảm mức tiêu thụ cả về nguyên vật liệu lẫn năng lượng đến 40% so với gạch thông thường...

Doãn Phong