Ai chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 8/11 tới đều sẽ phải đối mặt với vấn đề hóc búa nhất: Xoay sở quan hệ với Nga.

Tại một hội nghị thường niên của các chuyên gia Nga, Tổng thống Vladimir Putin không chỉ đưa ra lời chỉ trích thường thấy đối với những hành động được cho là sai trái của Mỹ trên trường quốc tế. Ông còn giải thích rõ tại sao mình cảm thấy vô ích khi cố hợp tác với Washington.

{keywords}

Tỏng thống Nga Vladimir Putin.

"Không thể nào đồng ý với các ông. Những gì được nhất trí không được thực thi", hãng tin Bloomberg dẫn lời Putin nói về Mỹ thông qua một phiên dịch viên trong một phiên vấn đáp kéo dài 3 giờ đồng hồ.

Với vẻ thoải mái, Putin dẫn ra một loạt ví dụ, trong đó có việc Mỹ từng nhất trí miệng rằng sẽ không mở rộng NATO. Ông nhắc đến một thỏa thuận ngừng bắn chết yểu mới đây ở Syria. Nhà lãnh đạo Nga nói rằng lệnh ngừng bắn đổ vỡ vì Mỹ hứa nhưng không phân biệt nổi quân nổi dậy Syria ôn hòa với các nhóm khủng bố ở Aleppo, và thậm chí còn bỏ bom một căn cứ quân sự Syria làm hơn 60 binh sĩ thiệt mạng.

Mỹ giải thích vụ tấn công là một sai sót, và Nga nên cho nỗ lực hòa bình thêm thời gian. Ngoại trưởng John Kerry chỉ trích việc bắn phá Aleppo có thể tạo thành tội ác chiến tranh.

Các công kích của Putin chĩa vào chính phủ Mỹ cả trước kia và bây giờ không dừng lại ở đó. Ông tiếp tục khẳng định Nga đã chán ngấy kiểu hành xử kẻ trên của Mỹ trong một phần tư thế kỷ qua. Thay vì được tham vấn như một đối tác bình đẳng thì Nga phải nhận các quyết định như việc đã rồi.

"Không có đối thoại, đó là vấn đề. Một quyết định được đưa ra sẵn và chúng tôi được bảo đó là quyết định đúng", Putin bình luận tại cuộc gặp Câu lạc bộ Valdai của các nhà phân tích Nga và nước ngoài, được tổ chức gần khu nghỉ mát Sochi bên bờ biển Đen.

Cùng lúc đó, nhà lãnh đạo Nga nhắc lại một cụm từ mang tính ngoại giao: rằng ông sẽ làm việc với một tổng tư lệnh mới của Mỹ, dù người đó có thể là ai. Putin dường như cũng giảm nhẹ những điều kiện ông đặt ra để Nga quay trở lại thỏa thuận năm 2000 với Mỹ về tiêu hủy plutonium cấp độ vũ khí đang dư thừa.

Một số điều kiện trong số đó nằm trong khả năng đáp ứng của một Tổng thống Mỹ và tối hậu thư của Putin được một số người hiểu như sự định giá cho bất kỳ một sự nối lại quan hệ nào.

Có lúc Putin bị chất vấn rằng, nếu muốn cải thiện nền kinh tế Nga thì ông phải theo đuổi một chính sách ngoại giao bớt hiếu chiến hơn. Ông trả lời rằng: "Chúng ta đều muốn xuống thang căng thẳng địa chính trị, nhưng không phải bằng một đám tang. Chẳng có ai hài lòng nếu chúng ta phải tự chôn mình để tháo ngòi căng thẳng địa chính trị".

Andrey Kortunov, Tổng giám đốc Hội đồng Các vấn đề quốc tế Nga, cho rằng, những lời của ông Putin có nghĩa là nhượng bộ trước những yêu sách của phương Tây về Syria hoặc Ukraina "không chỉ là một trò chơi tổng 0, mà còn dẫn đến sự sụp đổ của đất nước".

Theo Kortunov, vì mối quan hệ Mỹ - Nga có tầm quan trọng chiến lược nên sẽ là khôn ngoan nếu tổng thống Mỹ tiếp theo nỗ lực khởi động lại với Putin. Mặc dù vậy, chuyên gia này cho rằng điều đó sẽ vô cùng khó.

Nếu Hillary Clinton thắng cử ngày 8/11, các cáo buộc hacker Nga là thủ phạm trộm email từ máy chủ của Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ có thể sẽ khiến cho sự phục hồi quan hệ trở nên khó khăn hơn. Hôm 27/10, Putin bác bỏ ý kiến chỏ rằng Moscow đã tìm cách tác động cuộc bầu cử Mỹ.

Lĩnh vực hiệu quả nhất mà hai cựu thù có thể hợp tác vừa qua là kiểm soát vũ khí. Nhưng với những gì ông Putin tuyên bố mới đây thì dường như ông có rất ít sự quan tâm dành cho vấn đề này.

Ngoài hiệp ước về Plutonium, Putin còn phê phán Hiệp ước Tên lửa tầm trung năm 1987. Ông than phiền nó buộc Liên Xô cũ phải tiêu hủy các tên lửa hạt nhân tầm trung phóng đi từ đất liền, trong khi để Mỹ giữ nguyên các tên lửa phóng đi từ biển và trên không, và các nước như Iran tự do phát triển tên lửa từ đất liền của họ.

Khi được hỏi về màn thể hiện sức mạnh hạt nhân mới đây, trong đó có việc triển khai các tên lửa hạt nhân tới biên giới giáp Ba Lan, Putin lạnh lùng khẳng định lá chắn hạt nhân đã đảm bảo được hòa bình trong Chiến tranh Lạnh. Ông nhắc lại mình từng cảnh báo George W. Bush rằng nếu NATO không từ bỏ các kế hoạch triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo ở châu Âu thì Nga sẽ phải nâng cao vị thế tấn công của mình.

Putin cho biết, chính Tổng thống Bush bảo ông rằng hãy làm bất kể thứ gì ông thấy cần thiết. Và nhà lãnh đạo Nga nhớ rõ như in những lời đó.

Xem thêm: Tin thế giớiBầu cử Tổng thống Mỹ 2016

Thanh Hảo

Putin điều chiến hạm tới Baltic, NATO lo

Tờ Express của Anh đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phái hai chiến hạm trang bị hạt nhân tới Biển Baltic.

Putin triển khai tàu chiến rầm rộ nhất kể từ Chiến tranh Lạnh

Các chiến hạm mang theo máy bay ném bom của Nga đang di chuyển tới Syria, với quy mô triển khai được cho là lớn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.

Putin vừa nói xấu tình báo Mỹ xong thì mất điện

Không lâu sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin nhắc tới tình báo Mỹ trong cuộc họp báo tại Ấn Độ, điện trong phòng đột ngột bị ngắt và micro của ông cũng ngừng hoạt động.

Putin tuyên bố cứng rắn về bầu cử Mỹ

Tổng thống Nga Vladimir Putin, ngày 16/10, cáo buộc Mỹ hy sinh các mối quan hệ tốt đẹp với Nga nhằm khiến cử tri sao lãng các vấn đề trong nước.

Hé lộ vũ khí ngụy trang bí mật của Putin

Những chiếc chiến cơ, xe tăng bơm hơi giống hệt đồ thật, song thực tế chúng chỉ là vũ khí ngụy trang nhằm đánh lừa đối phương.