- Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác năm 2018 của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính sáng nay, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (DNNVV) Nguyễn Văn Thân cho rằng bỏ sổ hồng, sổ đỏ là phù hợp với thời kỳ 4.0 hiện nay.

Theo ông Thân, thời kỳ 4.0, các loại sổ này photo lại giống như sổ thật, ngân hàng không thể phát hiện ra, chưa kể có tình trạng thông đồng với nhau. Cũng vì thế mà thất thoát, gian lận và có bao nhiêu vụ án xảy ra.

Hơn nữa, DN thường chuyển vay từ người này sang người kia thì phải chuyển thế chấp từ ngân hàng này sang ngân hàng kia, phải qua sở địa chính đóng dấu, chờ rất nhiều ngày và mất nhiều chi phí.

{keywords}
Ông Nguyễn Văn Thân

“Việc này, các nước làm rất đơn giản, khi mua nhà, 2 bên hợp đồng với nhau, có công chứng, chứng nhận ghi đúng mã số, ghi vào hệ thống 4.0 đỡ tốn kém nhiều nghìn tỷ cho nhà nước”, ông Thân so sánh và đề nghị tổ tư vấn nghiên cứu phối hợp với các ban trong Hội đồng tư vấn cải cách hành chính để báo cáo Chính phủ việc này.

Chủ tịch Hiệp hội DNNVV cũng cho biết ở Đà Nẵng DN kêu rất nhiều về chính sách đất đai. Lý do, trước đây nhà nước bán đất cho họ với giá hợp lý, chấp nhận được, ghi trong quyết định là quyền sử dụng đất lâu dài. Gần đây quy định lâu dài là 50 năm, mà 50 năm là thuê.

“Vậy cần phải ghi rõ vì giá đất giao vĩnh viễn và đất thuê với đất giao khác nhau. DN phản ánh việc này rất nhiều. Chính vì việc này mà DN muốn thế chấp ngân hàng không chịu”, ông kể và cho rằng việc này phải xin ý kiến Thủ tướng tháo gỡ cho Đà Nẵng.

Nếu thái quá mọi việc sẽ bị dừng lại

Ông Hoàng Nam, đại diện Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), khẳng định cái DN cần cho phát triển đúng là cải cách thủ tục hành chính (TTHC) chứ không phải là được cho tiền.

Ông Nam nêu một vướng mắc về chính sách hiện nay với ngành là quy định về môi trường. Dù các DN trong lĩnh vực đã rất nỗ lực nhưng vẫn bị phạt nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật chỉ vì một chỉ tiêu về hàm lượng phốt pho trong nước thải từ khâu sơ chế, rửa tôm, cá mới được đưa thêm vào như một điều kiện kinh doanh.

{keywords}
Ông Hoàng Nam

“Chúng tôi tự ý thức và quán triệt chủ trương quyết không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng nhưng nếu thái quá thì mọi việc sẽ bị dừng lại”, ông Nam đề nghị Chính phủ có sự điều chỉnh, áp dụng quy định như vẫn làm trước nay.

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ Bùi Văn Quân cũng phân trần, vấn đề môi trường và phát triển kinh tế hiện là một trong những nút thắt với nhiều DN hiện nay. Đồng tình với định hướng nhưng ông Quân cũng mong các tiêu chí đưa ra có sự lượng hóa rõ ràng, hợp lý để không gây cản trở với hoạt động chung.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho rằng năm 2017 là năm được mùa của cải cách hành chính ở Việt Nam với sự tham gia tích cực của các bộ, ngành...

“Kết quả này có sự đóng góp lớn của Tổ công tác của Thủ tướng và Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng ", ông Lộc nói và cho rằng quá trình CCHC được khởi động mạnh mẽ với một loạt động thái tích cực của các bộ.

Chủ tịch VCCI cho rằng, điều quan trọng trong thời gian tới để tiếp tục cải cách TTHC là Chính phủ lắng nghe, DN hiến kế và cả Chính phủ và DN cần hướng tới chuẩn mực quốc tế để xem các nước đang thực hiện hiệu quả như thế nào về cải cách TTHC.

Có bộ ngành không biết mình có bao nhiêu thủ tục

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm 2018 là cắt giảm 50% thủ tục hành chính, 25% báo cáo không cần thiết.

Tuy nhiên ông cũng lưu ý, phải làm sao để biết cắt cái gì, cắt ở đâu. Cần phải đánh giá, lượng hóa được mỗi bộ có bao nhiêu TTHC, điều kiện kinh doanh để bỏ và cắt giảm.

{keywords}
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng

“Không thể giảm số lượng TTHC theo kiểu “biến tướng” 3 thành 1, tức là gộp 3 thủ tục thành 1 rồi nói là đã giảm được 2. Cũng không được biến tướng các thủ tục thành câu chữ không lượng hóa được. Không dùng kiểu nói “đảm bảo tốt, đảm bảo đẹp, đảm bảo sạch… để tạo ra kẽ hở cho cán bộ thi hành công vụ”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, năm 2017 đã cắt giảm được 5.000 TTHC, nhưng đó là điều không đơn giản. Thực tế có những bộ, ngành cũng không biết hết được TTHC của mình có bao nhiêu. Vì vậy, cắt giảm điều kiện kinh doanh, TTHC chính là tạo dư địa cho quan trọng cho tăng trưởng.

Theo Chủ nhiệm VPCP dự kiến trong năm nay, Hội đồng sẽ tổ chức 6 hội nghị đối thoại với DN để lắng nghe phản ánh, kiến nghị về khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đề xuất giải pháp tháo gỡ.

Doanh nghiệp kêu phải vắt chân lên cổ chạy thủ tục

Doanh nghiệp kêu phải vắt chân lên cổ chạy thủ tục

Doanh nghiệp kêu phải chạy vắt chân lên cổ may ra mới kịp làm giấy phép xuất nhập khẩu chỉ vì thủ tục kiểm tra chuyên ngành quá rắc rối.

'Có thủ tục là có làm khó, có đánh chén'

'Có thủ tục là có làm khó, có đánh chén'

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nhấn mạnh: “Quá nhiều thủ tục, thủ tục gắn với lợi ích, có thủ tục là có làm khó, là có đánh chén”.

Thủ tướng: 'Thủ tục bán gà còn lâu hơn nuôi gà'

Thủ tướng: 'Thủ tục bán gà còn lâu hơn nuôi gà'

“Nhiều doanh nghiệp phản ánh chu kỳ sản phẩm sản xuất ra đã vất vả rồi nhưng thủ tục để đưa vào tiêu thụ, xuất khẩu còn phức tạp hơn", Thủ tướng nói.

Bỏ hộ khẩu: Đi tay không lên quận làm sổ đỏ

Bỏ hộ khẩu: Đi tay không lên quận làm sổ đỏ

Với việc thực hiện Nghị quyết 112, trong tương lai gần, người dân sẽ đi tay không để làm thủ tục đăng ký kết hôn, sổ đỏ...

Sẽ xử lý nghiêm công chức nhũng nhiễu khi cấp sổ đỏ

Sẽ xử lý nghiêm công chức nhũng nhiễu khi cấp sổ đỏ

"Nếu xác định nguyên nhân gây khó khăn trong cấp sổ đỏ cho người dân là do cán bộ công chức, viên chức thì xử lý ngay những cá nhân đó" - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Thu Hằng