Mới đây, mạng xã hội lan truyền hình ảnh về một bài tập về "chứng khoán và đầu tư" đã được đưa vào SGK Toán lớp 10 mới. 

Cụ thể ở phần kiến thức Tiết kiệm và Đầu tư, ở Hoạt động 2, sách giáo khoa Toán này đưa ra tình huống “Cô Lan có 511.000.000 đồng và dự định đầu tư vào chứng khoán của công ty A” và cho kèm theo các biểu đồ chứng khoán của công ty A ở những thời điểm khác nhau. Sau đó, đưa ra các câu hỏi nếu cô Lan bán cổ phiếu ở những thời điểm khác nhau thì tổng số tiền tương ứng thu được lần lượt sẽ ra sao.

Cùng đó là câu hỏi nếu nhân vật dùng số tiền đó để gửi tiết kiệm thì số tiền nhận được sẽ như thế nào.

Hoạt động cũng yêu cầu học sinh thảo luận xem nhân vật nên chọn kênh đầu tư như thế nào thì hiệu quả nhất.

Ngay sau khi thông tin này được chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đặt ra.

Một số ý kiến cho rằng những bài học này không hợp lý về hiểu biết của lứa tuổi, mà phù hợp hơn ở chương trình dạy đại học ngành kinh tế. Tuy nhiên, cũng rất nhiều quan điểm đồng tình, cho rằng học sinh được tiếp cận về đầu tư tài chính từ sớm cũng là điều tốt, và việc trang bị kiến thức luôn là cần thiết. 

“Tiết kiệm và đầu tư, lớp 10 học dần là hợp lý, có khi còn hơi trễ ấy chứ…”, một tài khoản bình luận.

Phần yêu cầu của hoạt động này.

Qua tìm hiểu của VietNamNet, nội dung bài học này ở Sách giáo khoa Toán 10 tập 1 thuộc bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành.

Phần giới thiệu sách nêu, các kiến thức trình bày trong sách đều xuất phát từ những tình huống của cuộc sống quanh ta và trở lại giúp ta giải quyết những vấn đề của cuộc sống. “Vì thế, khi học Toán theo cuốn sách này, các em sẽ cảm nhận được rằng, Toán học thật là gần gũi. Đoạn mở đầu của các chương, các bài học thường đưa ra những tình huống, những ví dụ thực tế cho thấy sự cần thiết phải đưa đến những khái niệm toán học mới. Qua đó, các em sẽ được trau dồi những kĩ năng cần thiết cho một công dân trong thời hiện đại, đó là khả năng “mô hình hoá”. Khi đã đưa vấn đề thực tiễn về bài toán (mô hình toán học), chúng ta sẽ phát hiện thêm những kiến thức toán học mới, để cùng với những kiến thức đã biết giải quyết bài toán thực tiễn đặt ra”, phần Lời nói đầu sách nêu. 

Sách giáo khoa này được biên soạn bởi các tác giả: Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên); Cung Thế Anh, Trần Văn Tấn, Đặng Hùng Thắng (đồng Chủ biên); Hạ Vũ Anh, Trần Mạnh Cường, Phan Thị Hà Dương, Nguyễn Đạt Đăng, Phạm Hoàng Hà, Đặng Đình Hanh, Phan Thanh Hồng, Nguyễn Thị Kim Sơn, Dương Anh Tuấn, Nguyễn Chu Gia Vượng.

Bài tập về chứng khoán này ở phần Hoạt động thực hành trải nghiệm - Tìm hiểu một số kiến thức về tài chính. 

Mục tiêu của phần hoạt động này được giới thiệu là giúp học sinh hiểu được sự khác biệt giữa tiết kiệm và đầu tư. Bài học này giúp các học sinh thực hành ứng dụng các kiến thức Toán học vào thực tiễn, đặc biệt là trong quản lý tài chính.

Chương trình lớp 10 mới: Một môn học có tới 11 cuốn sách giáo khoa

Chương trình lớp 10 mới: Một môn học có tới 11 cuốn sách giáo khoa

Ở năm học 2022-2023 tới đây, đối với lớp 10 chương trình phổ thông mới, các học sinh sẽ có môn Mỹ thuật tới 11 đầu sách giáo khoa.
Giá sách giáo khoa mới lớp 3, 7, 10: Cao gấp 2 - 3 lần sách cũ

Giá sách giáo khoa mới lớp 3, 7, 10: Cao gấp 2 - 3 lần sách cũ

Ngày 27/4, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thông tin về giá sách giáo khoa lớp 3, lớp 7 và lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Sách giáo khoa 'không dạy chữ P', Hiệu trưởng viết tâm thư cho Bộ trưởng

Sách giáo khoa 'không dạy chữ P', Hiệu trưởng viết tâm thư cho Bộ trưởng

Mới đây, nhà giáo Đào Quốc Vịnh viết thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phản ánh về việc không dạy chữ ‘P’ trong sách Tiếng Việt 1 của bộ 'Kết nối tri thức với cuộc sống'.

NXB Giáo dục Việt Nam lãi kỷ lục từ sách giáo khoa

NXB Giáo dục Việt Nam lãi kỷ lục từ sách giáo khoa

Theo báo cáo kết quả kinh doanh mới công bố, năm 2021, NXB Giáo dục Việt Nam in hơn 164 triệu quyển sách giáo khoa trong năm 2021 – vượt 40% so với kế hoạch. Tổng doanh thu đạt 1.828 tỷ đồng, trong đó trên 97% đến từ hoạt động phát hành sách.