Từ một vật nuôi gần gũi, trung thành với con người, những chú chó bị bắt trộm, giết thịt và trở thành món mồi ngon trên bàn nhậu.

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền bức ảnh một bé gái đang khóc nức nở bên cạnh chú chó đã bị thui vàng dấy lên nhiều tranh cãi. Một câu hỏi không mới nhưng chưa bao giờ cũ được đặt ra: “Có nên ăn hay không ăn thịt chó?"

Dù mỗi ý kiến tranh luận cho quan điểm nên hay không nên đều có lý lẽ riêng của mình, nhưng có những con số và hình ảnh đang gợi lên rất nhiều suy nghĩ.

{keywords}

Bức ảnh bé gái bên chú chó bị giết thịt 'gây bão' trong cộng đồng mạng những ngày qua

 

{keywords}

Những sạp hàng bán thịt chó rất phổ biến ở Việt Nam

Theo thống kê của Liên minh bảo vệ chó châu Á (ACPA) thì có tới 5 triệu cá thể chó bị giết thịt mỗi năm ở Việt Nam. Con số khổng lồ này không chỉ làm giật mình với những người yêu động vật mà còn cả với những người thích ăn thịt chó.

Cũng theo ACPA, nguồn cung cho thị trường thịt chó chủ yếu từ việc buôn bán chó nuôi và chó bị bắt trộm. Các chú chó bị bắt bằng kìm sắt kẹp quanh cổ hoặc chân, sau đó bị kéo lê rồi nhấc lên xe tải.

{keywords}

Hàng nghìn cá thể chó bị buôn lậu phải trải qua hành trình dài trong những chiếc lồng chật hẹp. (Ảnh: Animal Asia)

Tình trạng này đã trở nên cực kì nghiêm trọng, khiến rất nhiều gia đình trong cả nước phải làm hàng rào để bảo vệ chó của mình. Cả xã hội phải gánh chịu các chi phí và sự bất tiện này trong khi nạn buôn bán chó trái phép vẫn tiếp diễn hàng ngày.

Mỗi phi vụ trộm chó thành công có thể lãi tới hàng triệu đồng là nguyên nhân chính dẫn đến việc “cẩu tặc” ngày càng lộng hành. Có tới hàng trăm vụ ẩu đả mỗi năm được ghi nhận nguyên nhân từ trộm chó. “Cẩu tặc”ngày càng hung bạo khi sẵn sàng sử dụng vũ khí nóng như súng bắn đạn hoa cải, súng điện tự chế để chống trả khi bị truy đuổi.

Gần đây nhất, vụ việc xảy ra sáng 16/3 tại xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang, một tên “cẩu tặc” bị người dân phát hiện và đánh trọng thương khi câu trộm chó.

{keywords}

Cẩu tặc bị dân địa phương đánh

Sau khi bị bắt, những chú chó thường bị vận chuyển qua các chặng đường dài, đôi khi kéo dài tới vài ngày. Chúng thường bị nhồi chặt trong các lồng, cũi mà không được ăn uống và thường phải chịu đựng bệnh tật cũng như các vết thương do bị đối xử thô bạo. Rất nhiều chú chó đã bị chết vì nghẹt thở và mất nước hoặc sốc nhiệt trước khi chúng đến được điểm cuối cùng.

{keywords}

Các chú chó bị nhồi nhét trong những chiếc lồng chật hẹp (Ảnh: Animal Asia)

 

{keywords}

Rất nhiều chú chó trong số đó bị thương do bị đối xử thô bạo (Ảnh: Animal Asia)

{keywords}

Có không ít trong số những cá thể chó này đã chết trên đường vận chuyển (Ảnh: Animal Asia)

{keywords}

Phần lớn những cá thể chó bị buôn lậu có nguồn gốc là chó nuôi trong gia đình

Hành trình của những chú chó kết thúc tại một lò mổ, chợ, hay quán thịt chó. Cách thức giết mổ chó ở các nước, các tỉnh thành, lò mổ hay nhà hàng khác nhau, nhưng đều có điểm chung là chó bị đập vào đầu bằng vật cứng cho bất tỉnh, bị cắt cổ, hay bị mổ bụng bằng một con dao lớn. Hành động này thường diễn ra trước mặt những chú chó khác.

{keywords}

Những chú chó thường bị giết hại bằng cách dùng gậy sắt hoặc sống dao đập vào đầu (Ảnh: Animal Asia)

 

{keywords}

Sau đó xác của những cá thể chó này thường được xẻ thịt và chế biến 

Được cho là nguồn thực phẩm giàu chất đạm và ngon miệng, tuy nhiên việc buôn bán, vận chuyển và giết mổ chó với số lượng lớn lên tới hàng triệu cá thể chó mỗi năm lại gây ra nguy cơ lớn đối với sức khỏe con người mà điển hình là bệnh dại, dịch tả và các bệnh dịch nguy hiểm khác.

{keywords}

Giá của mỗi một kg thịt chó trung bình khoảng 100.000 VNĐ, và là món ăn nhậu khoái khẩu của đàn ông Việt Nam


{keywords}

Tuy nhiên, thịt chó không rõ nguồn gốc xuất xứ lại tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại đối với sức khỏe con người

Bên cạnh đó còn một nguồn cung cấp thịt chó khác khiến những người thích ăn thịt chó nhất cũng phải rùng mình. Đó là nguồn thịt chó từ các bãi rác thải.

Theo tìm hiểu của PV, đã có không ít trường hợp những người bới rác ở bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) bới được xác vật nuôi như chó, mèo… đang trong quá trình phân hủy được nhà hàng thu mua với giá từ 15.000 tới 20.000 đồng/con.

Nguồn thịt này chủ yếu được chế biến thành món “rựa mận”. Do thịt được ninh nhừ cùng xả, riềng, mẻ, mắm tôm, rượu khiến thực khách khó có thể phát hiện được thịt đã thiu, thối.

(Theo VTC News)