Dù tác động nặng nề tới nền kinh tế Nga, nhưng các biện pháp trừng phạt của phương Tây vẫn chưa đủ mạnh để khiến Điện Kremlin thay đổi đáng kể chính sách của mình.

Các biện pháp này được cho là không nhằm phá hủy nền kinh tế Nga - vốn quá lớn, quá quan trọng và không thể thiếu đối với thế giới - mà được thiết kế nhằm cảnh báo Nga thực hiện các hành động đối ngoại mà phương Tây không muốn.

Nhưng thay vào đó, chúng đã trở thành một “khóa học cấp tốc” cho các nhà hoạt định chính sách và giới ưu tú ở Nga, nhắc nhở họ rằng để Nga thực sự đảm bảo một vị thế độc lập trong quan hệ quốc tế, Moscow cần sẵn sàng và có thể chống chọi lại sức ép quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.

{keywords}

Từ khi phương Tây bắt đầu trừng phạt Nga, rõ ràng các biện pháp này chưa đến mức nghiêm trọng, vì một lý do khá thú vị.

Lấy ví dụ các trừng phạt trong lĩnh vực năng lượng nhằm giảm các lựa chọn tài chính của các công ty năng lượng Nga và ngăn họ phát triển các dự án phức tạp ở ngoài khơi và ở Bắc Cực. Cả hai mảng này đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạch định chiến lược của các công ty này, nhưng các biện pháp trên không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động hiện nay của họ.

Lý do rất đơn giản: theo nhiều số liệu tính toán khác nhau, các công ty của Nga cung cấp 1/3 nhu cầu dầu khí của EU. Trong bối cảnh như vậy, không hy vọng EU áp đặt các biện pháp hủy hoại các công ty này.

Trong khi đó, với việc giá dầu tiếp tục giảm, khó có thể nói các trừng phạt này không ảnh hưởng tới triển vọng chiến lược của các công ty năng lượng Nga, cũng như gây ra một sức ép lớn đối với toàn thể nền kinh tế Nga, vốn vẫn phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu dầu mỏ dù đã giảm hơn so với trước. Quan trọng hơn, sau khi các trừng phạt được Mỹ và châu Âu khẳng định vào cuối năm 2015, rõ ràng sức ép này sẽ còn tiếp diễn.

Chỉ cách đây vài tháng, một số người Nga và người nước ngoài sống tại Nga vẫn nghĩ là các biện pháp này sẽ được giảm bớt – ít nhất từ phía EU - vì lệnh ngừng bắn mong manh ít nhiều được duy trì tại Đông Ukraine, trong khi đó nhiều công châu Âu không hài lòng với tình trạng lợi nhuận sụt giảm vì các lệnh trừng phạt Nga.

EU lẽ ra có thể viện dẫn các cuộc đàm phán Paris của nhóm Bộ tứ Normandy hồi tháng 11/2015, trong đó khẳng định hiệp định Minsk sẽ tiếp tục được thực thi trong năm 2016 để giảm trừng phạt Nga.

Trong khi đó, lãnh đạo các nước Cộng hòa Lugansk và Donetsk đều đã hoãn tổ chức bầu cử, tạo cơ hội trở lại không gian pháp lý của Ukraine. Việc này rõ ràng là một bước đi hướng tới hòa giải. Nhưng khi gia hạn và gia tăng trừng phạt, EU và Mỹ đều không tính đến các diễn biến theo chiều hướng cải thiện và ổn định tình hình tại nói trên.

Chuyện này thực ra cũng không quá ngạc nhiên: giới chính trị cấp cao ở châu Âu và Mỹ đã gán quá nhiều ý nghĩa chính trị cho các lệnh trừng phạt, khiến chúng không thể bị đảo ngược trừ phi có một động thái đáng kể từ phía Nga. Vì chưa có dấu hiệu nào cho thấy Moscow sẽ thay đổi quyết định về Crimea, trước mắt chẳng ai hy vọng có thể chấm dứt các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Còn tiếp...

Linh Thảo