Nhiều người Armenia đã rời Nargono-Karabakh. Ảnh: Guardian

Báo The Guardian dẫn tin từ Bộ Ngoại giao Đức cho biết: "Việc Azerbaijan cho phép các quan sát viên Liên Hợp Quốc (LHQ) lần đầu tiên vào Nargono-Karabakh là một bước đi tích cực. Các quan sát viên cần hiện diện thường trực tại đây vì chỉ có sự minh bạch mới có thể tạo dựng lòng tin đối với những cam kết của Azerbaijan". 

Phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Stéphane Dujarric cho biết, phái đoàn LHQ đang có mặt tại Nargono-Karabakh sẽ xác định các nhu cầu nhân đạo đối với những người còn ở lại khu vực này cũng như những người đã di dời. 

Nhiều người thiểu số Armenia tại Nagorno-Karabakh đã rời khu vực này sau khi quân đội Azerbaijan tiến hành một chiến dịch quân sự chớp nhoáng tại đây. 

Nargorno - Karabakh là khu vực miền núi nằm ở vùng Nam Caucasus nhiều biến động. Nargorno - Karabakh tuyên bố độc lập với Azerbaijan vào năm 1988 và kể từ đó được Armenia hậu thuẫn. Hiện nay, Nagorno-Karabakh được quốc tế công nhận thuộc về Azerbaijan.