Các lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đã công khai những quan điểm hoàn toàn trái ngược trong các bài phát biểu được coi là "đốp chát nhau" tại hội nghị thượng đỉnh APEC 2018 đang diễn ra tại Papua New Guinea.
CIA xác định Thái tử Ảrập Xêút lệnh giết nhà báo Khashoggi
Tranh cãi vụ lãnh đạo EU đi nhầm giày tại họp báo
Theo CNN, trước đông đảo đại biểu dự hội nghị thượng đỉnh APEC, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề cập tới nhu cầu về hợp tác toàn cầu và thương mại quốc tế. Ông Tập nói, hiện không có vấn đề nào mà các nước không thể giải quyết thông qua tham vấn.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại cuộc họp APEC sáng 17/11. Ảnh: CNN |
"Lịch sử cho thấy, sự đối đầu, dù dưới hình thức chiến tranh lạnh, chiến tranh nóng hay chiến tranh thương mại, đều sẽ không tạo ra bên thắng cuộc", lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh.
Dù không trực tiếp đề cập tới tên nước Mỹ hay Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng ông Tập tuyên bố, chủ nghĩa bảo hộ sẽ không giải quyết được bất cứ vấn đề gì. Ông nói thêm, toàn cầu hóa là một xu thế không thể đảo ngược.
Người đứng đầu chính phủ Trung Quốc cũng lên tiếng bảo vệ sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh "không nhằm phục vụ cho bất cứ chương trình nghị sự địa chính trị tiềm ẩn nào, không nhằm vào bất kỳ ai hay loại trừ ai và cũng không phải là một cái bẫy như mọi người đồn đại".
Tuy nhiên, trong bài phát biểu tiếp sau lãnh đạo Trung Quốc, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, người thay Tổng thống Trump dự hội nghị APEC cho biết, dù "rất tôn trọng Chủ tịch Tập" và Trung Quốc nhưng Washington sẽ không nhượng bộ trong cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh cho đến khi Bắc Kinh thay đổi các cách làm hiện tại.
"Trung Quốc đã lợi dụng Mỹ suốt nhiều năm và những ngày ấy đã qua rồi", ông Pence tái nhắc lại quan điểm lâu nay của chính quyền Tổng thống Trump đối với vấn đề Trung Quốc.
Tính đến thời điểm hiện đại, Tổng thống Trump đã cho áp các mức thuế suất nhập khẩu mới đánh vào lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá tới hàng trăm tỉ USD nhằm trả đũa những gì ông coi là các hành vi thương mại bất công bằng của Bắc Kinh. Hai bên vừa khôi phục các cuộc đàm phán với hy vọng tìm ra giải pháp cho cuộc chiến thương mại song phương đang leo thang.
Song, những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc hiện không chỉ gói gọn trong lĩnh vực kinh tế, mà còn lan sang cả các vấn đề chính trị và quân sự.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence công kích Trung Quốc trước các đại biểu APEC. Ảnh: SCMP |
Theo báo South China Morning Post, trong bài phát biểu dài 25 phút tại APEC sáng nay, 17/11, Phó Tổng thống Mỹ thông báo nước này sẽ xây dựng một căn cứ quân sự ở Papua New Guinea, hợp tác với Australia để tăng cường hơn nữa sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương. Ông Pence giải thích, động thái nhằm "bảo vệ chủ quyền và các quyền hàng hải cho các quần đảo Thái Bình Dương".
Ông Pence cũng được tin đã mỉa mai chương trình Vành đai và Con đường, trị giá hàng ngàn tỉ USD của Trung Quốc khi nói: "Chúng tôi không đề xuất một vành đai bó hẹp hay một con đường một chiều. Như chúng ta đã nói và như chúng ta đều biết, một số đang chào mời các khoản vay cơ sở hạ tầng cho các chính phủ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương và khắp thế giới. Song, các điều khoản của những khoản vay này thường không rõ ràng. Các dự án họ hỗ trợ thường không bền vững và chất lượng kém. Chúng cũng thường đi kèm với nhiều ràng buộc và dẫn đến tình trạng nợ nần nghiêm trọng".
"Với tất cả sự kính trọng, tôi muốn nói với mọi quốc gia trong khu vực rộng lớn này và trên thế giới rằng: Đừng chấp nhận các khoản vay nợ nước ngoài có thể làm mất chủ quyền của các bạn. Hãy bảo vệ quyền lợi và nền độc lập của các bạn. Và hãy giống như Mỹ, luôn đặt quyền lợi của đất nước các bạn lên trước tiên", ông Pence bày tỏ.
Tuấn Anh
Thế giới 24h: Phó Tổng thống Mỹ cảnh báo Trung Quốc
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cảnh báo, Trung Quốc nên sẵn sàng cho "một cuộc chiến tranh Lạnh toàn diện" nếu từ chối đáp ứng mọi yêu cầu của Washington.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sắp kết thúc?
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump được tin đang có động thái nhằm sớm chấm dứt cuộc chiến thương mại đang leo thang với Trung Quốc.
Vì sao chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khó dứt sớm?
Vì các lí do chính trị, cả Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc đều thấy khó thoái lui khỏi cuộc chiến tranh thương mại đang nóng bỏng giữa hai nước.