Bình luận trên vừa được những người hiểu cách nghĩ của ông Biden đưa ra, theo hãng thông tấn Reuters.

Hãng tin này trích dẫn thêm nhận định rằng, sau khi  nhậm chức vào ngày 20/1/2021, Tổng thống mới của Mỹ sẽ nhanh chóng bắt tay điều chỉnh cách tiếp cận thẳng thừng của người tiền nhiệm, đồng thời dành thời gian cân nhắc trước khi tiến hành bất kỳ sự thay đổi lớn nào đối với các mục tiêu trừng phạt hàng đầu như Iran và Trung Quốc.

{keywords}
Tổng thống đắc cử Biden phát biểu tại Delaware ngày 14/12. Ảnh: New York Times

Thách thức của ông Biden sẽ là phân loại lệnh trừng phạt nào nên giữ, lệnh nào nên thu hồi và mở rộng. 

Trong 4 năm ở Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã áp đặt trừng phạt với tốc độ kỷ lục – thường là đơn phương – nhưng chưa thực sự khuất phục được các đối thủ như ý muốn của ông.  

Theo các nguồn tin giấu tên, chiến lược sửa đổi sẽ được chủ nhân mới của Nhà Trắng vạch ra sau khi đánh giá sâu rộng các chương trình cấm vận, vốn sẽ bắt đầu ngay sau khi ông nhậm chức. 

Nhưng trước khi những đánh giá đó hoàn tất, Tổng thống thứ 46 của Mỹ dự kiến sẽ tuyên bố rõ rằng các lệnh trừng phạt sẽ vẫn là công cụ trung tâm của sức mạnh Mỹ, mặc dù nó không còn được triển khai theo chủ trương “Nước Mỹ trên hết” vốn là động lực chính sách đối ngoại của ông Trump.  

“Đó sẽ không phải là một sự cản trở hay thúc đẩy, mà là một sự điều chỉnh trong việc sử dụng công cụ trừng phạt”, một nhân vật thân cận với nhóm tiếp quản quyền lực của ông Biden đánh giá. 

Theo Reuters, nhiều khả năng ông Biden sớm dỡ bỏ lệnh trừng phạt ông Trump áp đặt nhằm vào các quan chức Tòa án Hình sự quốc tế liên quan đến cuộc điều tra cáo buộc quân đội Mỹ phạm tội ác chiến tranh ở Afghanistan. 

Đội ngũ của Tổng thống đắc cử Mỹ chưa đưa ra bình luận về các ý kiến trên.

Reuters chỉ ra rằng, Tổng thống Trump vẫn duy trì tiến độ trừng phạt trong những ngày cuối cùng ở Nhà Trắng. Ông đã triển khai các biện pháp khiến chính phủ mới của Mỹ gặp khó khăn nếu trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, hoặc nhanh chóng thiết lập quan hệ hợp tác với Trung Quốc.

Theo Reuters, chính quyền Trump đã ban hành khoảng 3.800 “chỉ định” trừng phạt mới so với 2.350 lệnh cấm vận của Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ 2. Ông cũng phê chuẩn số lần trì hoãn ít hơn, cách thức mà Washington thường dùng để thưởng cho những ai thay đổi hành xử.  

Cùng lúc đó, chính quyền Trump còn tiên phong áp đặt lệnh cấm thị thực nhắm tới hơn 200 quan chức nước ngoài bằng loạt biện pháp hạn chế đi lại mà các chính quyền Mỹ trước kia hiếm khi sử dụng.

Theo các nguồn tin, ông Biden được cho là sẽ tiếp tục sử dụng các biện pháp như vậy nhưng sẽ có những thay đổi, trong đó sẽ cân nhắc hơn khi ra quyết định và phối hợp chặt chẽ hơn với đồng minh.

“Các lệnh trừng phạt không phải là viên đạn bạc. Chúng cần được triển khai như một phần của chiến lược rộng lớn hơn, và đây là điều thiếu vắng của chính quyền Trump”, Reuters dẫn lời Hagar Hajjar Chemali, một sĩ quan phụ trách cấm vận thời Barack Obama, bình luận.   

Thanh Hảo

Sắp mãn nhiệm, ông Trump tính tung 'đòn hiểm' với con trai ông Biden?

Sắp mãn nhiệm, ông Trump tính tung 'đòn hiểm' với con trai ông Biden?

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là sẽ bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt để điều tra con trai Tổng thống đắc cử Joe Biden.

Mỹ trừng phạt 14 quan chức Trung Quốc

Mỹ trừng phạt 14 quan chức Trung Quốc

Washington đã áp đặt trừng phạt tài chính và cấm đi lại với 14 quan chức Trung Quốc với cáo buộc liên quan tới cuộc bầu cử mới đây ở Hong Kong.