Bắt tay vào những gì ông tự mô tả là "sứ mệnh hòa bình", Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đối mặt với phép thử khó chưa từng thấy về chính sách đối ngoại khi nỗ lực đặt dấu chấm hết cho chương trình hạt nhân của Triều Tiên trong cuộc gặp trực tiếp với ông Kim Jong Un ở Singapore.
Vốn là một người khó đoán, ông Trump đã tạo ra một bầu không khí xáo trộn giữa các đồng minh phương Tây cuối tuần qua ở hội nghị G7. Sang tuần này, ông đứng trước một bài toán khó khi chuẩn bị gặp lãnh đạo Triều Tiên ngày 12/6.
Phép thử quá khó của ông Trump |
Theo AP, tại cuộc gặp lịch sử ở Singapore, ông Trump ưu tiên bản năng hơn là kế hoạch. Không giống như các hội nghị thượng đỉnh thường thấy xưa nay giữa các nguyên thủ quốc gia với hầu hết các công việc được hoàn tất từ trước, giới chức Mỹ thừa nhận điều duy nhất chắc chắn trước thềm cuộc gặp Trump – Kim là sự khó đoán, dù kết quả hội nghị được cho là sẽ ảnh hưởng tới hàng triệu người.
Tổng thống Trump đặt chân tới Singapore ngày 10/6, khoảng 4 giờ sau khi Kim Jong Un tới đảo quốc này. Hai nhà lãnh đạo dự kiến gặp mặt trực tiếp lần đầu vào sáng 12/6.
"Nó chưa từng diễn ra trước kia. Và rõ ràng, những gì đã được làm thì không hoạt động", ông Trump nói.
AP dẫn lời Scott Snyder, một chuyên gia nghiên cứu về Triều Tiên và là Giám đốc Chương trình Chính sách Mỹ - Triều tại Hội đồng Các quan hệ đối ngoại – cho rằng một bộ ba sức mạnh đang đưa cuộc gặp tiến tới thành công. Ông mô tả hội nghị "được Kim Jong Un tạo ra, được Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đạo diễn và được ông Trump truyền cảm hứng".
Và mỗi người đều có động cơ riêng: Các đòn cấm vận nặng nề và khát vọng được công nhận đã khiến lãnh đạo Triều Tiên tiến đến bàn đàm phán. Các nỗ lực của Tổng thống Hàn Quốc nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công phủ đầu của Mỹ đã khiến ông Trump và ông Kim chấp nhận rủi ro. Và Donald Trump là Tổng thống Mỹ đầu tiên sẵn sàng ngồi lại với Kim Jong Un với một số nhượng bộ, tin rằng tài năng đàm phán sẽ dẫn dắt ông vượt qua khó khăn.
Đề cao kỳ vọng trước cuộc gặp, ông Trump nói rằng kết quả sẽ phụ thuộc rất nhiều vào bản năng của chính ông. Tổng thống Mỹ tuyên bố rằng, ông có thể biết lãnh đạo Triều Tiên có nghiêm túc về đàm phán hạt nhân hay không "ngay phút đầu tiên" gặp mặt.
"Tôi nghĩ tôi biết khá nhanh liệu có hay không, theo quan điểm của tôi, điều gì đó tích cực sẽ đến. Và nếu tôi cho rằng nó không xảy ra, tôi sẽ không cần tốn thời gian của mình. Tôi cũng không muốn tốn thời gian của ông ấy", Tổng thống Mỹ nói thêm.
Hiện đang có một số lo ngại, ở cả Nhà Trắng lẫn các đồng minh Đông Á của Mỹ, rằng do quá khao khát đạt được thỏa thuận mà ông Trump có thể chấp nhận bất kỳ một thỏa thuận nào, dù là tồi tệ, với Kim Jong Un.
Thanh Hảo
Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều 2018
Cuộc gặp thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Mỹ - Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên - Kim Jong Un sẽ có kết quả thế nào, và điều gì sẽ xảy ra?
Kim Jong Un lĩnh 'thưởng lớn' nếu thượng đỉnh Mỹ - Triều thành công?
Giới phân tích cho rằng, ông Kim Jong Un nhiều khả năng sẽ được mời tới phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc nếu hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều thành công.
Tiết lộ những bí mật an ninh, hậu cần tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều
Các công tác an ninh và hậu cần đã gần như được hoàn tất, sẵn sàng cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều.
Hình ảnh khách sạn tổ chức thượng đỉnh Mỹ - Triều
Nhà Trắng vừa thông báo, địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều được mong đợi từ lâu là khách sạn Capella trên đảo Sentosa của Singapore.
Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Chông gai nhưng đầy hy vọng
Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội tốt đẹp và một viễn cảnh tươi sáng đang chờ đợi ở phía trước.
Những bí mật hậu trường ít biết về hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều
Khi chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, các nhà tổ chức phải cân nhắc địa điểm có phòng họp với nhiều cửa.