Tăng huyết áp

    Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch. Huyết áp gồm có hai con số (ví dụ 140/80mmHg, 130/90mmHg). Số cao hơn gọi là huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa), số thấp hơn là huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu). Theo khuyến cáo hiện nay của Hội tim mạch Châu Âu và Hội tim mạch Việt Nam, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg (Hội Tim mạch Hoa Kì coi huyết áp ≥130/80mmHg là tăng huyết áp). Tức là huyết áp bình thường phải nhỏ hơn 140/90mmHg

    Tăng huyết áp là bệnh diễn biến thầm lặng qua nhiều năm tháng, đa phần phát hiện tình cờ hoặc chỉ khi bệnh nhân có biến chứng mới được phát hiện. Tăng huyết áp gây ra nhiều hậu quả xấu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời như: nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, suy thận…

    Tăng huyết áp được chia làm hai thể: tăng huyết áp tiên phát (tăng huyết áp vô căn) và tăng huyết áp thứ phát (tăng huyết áp có nguyên nhân). Tăng huyết áp vô căn là thể tăng huyết áp thường gặp nhất, chiếm 90% và không xác định được nguyên nhân gây tăng huyết áp.

    Cơn tăng huyết áp là tình trạng huyết áp đột ngột tăng cao lên trên 180/120mmHg. Cơn tăng huyết áp được chia làm hai loại: tăng huyết áp cấp cứu và tăng huyết áp khẩn cấp.Tăng huyết áp cấp cứu được định nghĩa là huyết áp tăng trên 180/120mmHg và có bằng chứng tổn thương cơ quan đích (bệnh não tăng huyết áp, tổn thương võng mạc, suy thận cấp, nhồi máu cơ tim, lóc tách động mạch chủ). Tăng huyết áp khẩn cấp thì chưa có tổn thương cơ quan đích. Nhưng cả hai thể đều phải điều trị ngay và kịp thời.

    Nguyên nhân tăng huyết áp cũng được chia thành hai nhóm

    • Tăng huyết áp vô căn: không xác định được nguyên nhân

    • Tăng huyết áp thứ phát: các nguyên nhân có thể gặp:

    • Các bệnh lý về thận: viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, sỏi thận, hẹp động mạch thận

    • Các bệnh nội tiết: U tủy thượng thận, Cushing, cường Aldosteron, cường giáp,..

    • Các bệnh lý tim mạch: hở van động mạch chủ (gây tăng huyết áp tâm thu đơn độc), hẹp eo động mạch chủ (gây tăng huyết áp chi trên), hẹp xơ vữa động mạch ảnh hưởng đến động mạch thận

    • Do thuốc: cam thảo, thuốc tránh thai, một số thuốc cường giao cảm

    • Nguyên nhân khác: ngộ độc thai nghén, rối loạn thần kinh

    Tăng huyết áp thường không có triệu chứng gì đặc biệt trong một thời gian dài. Đôi khi người bệnh có thể thấy đau đầu, đau ngực, khó thở khi có cơn tăng huyết áp. Hoặc những triệu chứng của tổn thương cơ quan đích: nhìn mờ, đau ngực dữ dội, tiểu máu, liệt nửa người (đột quỵ não)…nhưng khi có những triệu chứng này tiên lượng thường không tốt.

    • Giới nam

    • Nữ đã mãn kinh

    • Tiền sử gia đình có người tăng huyết áp

    • Béo phì, thừa cân

    • Lối sống ít hoạt động thể lực

    • Hút thuốc lá

    • Chế độ ăn nhiều muối, ăn mặn

    • Stress và căng thẳng tâm lý

    • Uống nhiều rượu, bia

    • Bệnh thận mạn, đái tháo đường, hội chứng ngừng thở khi ngủ

    'Thủ phạm' thầm lặng gây tử vong sớm trên toàn cầu

    Huyết áp cao là căn bệnh rất nguy hiểm, được xếp vào nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm.

    Cách tự kiểm tra căn bệnh khoảng 1/4 dân số mắc phải

    Trong một đợt khám sức khoẻ cho 20.000 người cao tuổi ở TP.HCM, ngành y tế phát hiện hơn 50% bị cao huyết áp. Đây cũng là căn bệnh khoảng 20-25% dân số Việt Nam và thế giới mắc phải.

    Nghiên cứu mới tiết lộ lý do bất ngờ gây huyết áp cao

    Mắc Covid-19 có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp tạm thời và dai dẳng ngay cả khi bệnh nhân đã có xét nghiệm âm tính.

    Lối sống giúp tránh xa căn bệnh được xem là 'kẻ giết người thầm lặng'

    Ở Việt Nam, cứ 4 người trưởng thành sẽ có 1 người bị tăng huyết áp. Bệnh có thể gây ra các biến chứng dẫn đến tàn phế, thậm chí tử vong.

    Đi khám vì yếu sinh lý, giám đốc trẻ phát hiện căn bệnh cả triệu người mắc

    Không còn ham muốn 'chuyện ấy', anh T. vào viện kiểm tra, bất ngờ phát hiện bị đái tháo đường.

    Thực đơn 'vàng' cho người bị mỡ máu, tăng huyết áp

    Tăng huyết áp, mỡ máu là bệnh lý gây ra các biến cố nguy hiểm cho sức khỏe như đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân cần có một chế độ ăn uống khoa học, phù hợp.

    Những người dễ bị cao huyết áp, cách đơn giản giúp giảm chỉ số

    Chuyên gia tim mạch cảnh báo những người bị huyết áp cao nên tránh ăn quá nhiều muối.

    Cậu bé Nam Định tăng huyết áp liên tục vì mắc bệnh hiếm gặp trên thế giới

    Thiếu niên 14 tuổi biết bị tăng huyết áp khi khám sức khỏe ở trường, điều trị nhiều ngày không giảm. Đầu tháng 5, em bị tai nạn, phát hiện mắc bệnh hiếm gặp trên thế giới.

    Căn bệnh có thể biến chứng vào tim, 50% người mắc không hay biết

    Nếu không điều trị hiệu quả, bệnh có thể gây ra nhồi máu cơ tim, xuất huyết não và nhiều biến chứng lên tim, thận, mắt, mạch máu...

    Chàng trai 23 tuổi bị tăng huyết áp

    Tăng huyết áp là sát thủ thầm lặng gây ra cái chết bất ngờ, bệnh có thể không bộc lộ triệu chứng rõ ràng nên nhiều người không biết.

    Những hiểu lầm về huyết áp cao

    Theo Liên đoàn Tim mạch Thế giới, cứ 4 người lớn, có một người có huyết áp cao. Tuy nhiên, khoảng 20% người bệnh kiểm soát tốt tình trạng này.

    Nhập viện với vết dao lam cứa sâu vì làm theo 'thầy thuốc online'

    Khi thấy chồng bị liệt nửa người, vợ và em gái đã tìm cách sơ cứu trên mạng. Sau đó, họ dùng dao lam rạch sâu vào 5 đầu ngón tay của bệnh nhân khiến máu chảy đầm đìa.

    Suýt mất mạng vì sai lầm người tăng huyết áp thường gặp

    Mắc tăng huyết áp từ lâu nhưng ông Q. không đi khám. Đầu tháng 2, sau bữa cơm tối, ông đột ngột đau bụng dữ dội và được chẩn đoán vỡ phình động mạch chủ - loại bệnh có nguy cơ tử vong lên đến 90%.

    Không phải ung thư, đây mới là bệnh có số tử vong cao nhất nhưng nhiều người không biết

    Mỗi năm có gần 19 triệu người tử vong vì bệnh lý tim mạch, cao hơn tổng số tử vong do 3 loại bệnh không lây nhiễm cộng lại, gồm: ung thư, phổi tắc nghẽn mạn tính và tiểu đường.

    Người hơn 40 tuổi đã tăng huyết áp rồi đột quỵ, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân

    Người trẻ bị tăng huyết áp ngày càng nhiều nhưng lại phát hiện muộn. Khi mắc bệnh, họ ít khi tuân thủ điều trị vì cho rằng sức khỏe ổn định dẫn tới các biến chứng.

    Thói quen ăn mặn của người Việt: Hiểu rõ để bảo vệ sức khỏe

    Người Việt ăn số muối gần gấp đôi so với khuyến cáo của WHO, việc ăn giảm mặn để bảo vệ sức khỏe là cần thiết. Để thực hiện giảm mặn một cách khả thi nhất, hãy thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y Tế và chuyên gia.