Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak hôm 11/2 đã phải rút lui sau 18 ngày đối mặt với các cuộc biểu tình rộng khắp phản đối ông cầm quyền. Thế giới nói về việc này như thế nào?

Tin liên quan:
Tổng thống Ai Cập từ chức
Ai Cập - Biểu tình chưa qua, đình công đã tới
Chính phủ Ai Cập ra lịch trình chuyển giao quyền lực
Thực hư Tổng thống Ai Cập có 70 tỷ USD
Vòng lửa Ai Cập: Cuộc đấu tranh chưa được đặt tên
Toàn cảnh khủng hoảng Ai Cập
Dân Ai Cập quyết ép Tổng thống từ chức
Nhiều “đại gia” Ai Cập muốn rút tiền
Chính phủ Ai Cập và phe đối lập bàn cải cách
Ai Cập: Ban lãnh đạo đảng cầm quyền từ chức
Tổng thống Ai Cập họp khởi động lại nền kinh tế
Ai Cập: Mỹ bàn thời hậu Mubarak
Obama tăng sức ép với Tổng thống Ai Cập
9 lãnh đạo Ảrập lo lắng vì khủng hoảng Ai Cập
Mỹ, Ai Cập bàn bạc 'tống khứ' Tổng thống Mubarak


Mỹ

"Người Ai Cập đã lên tiếng... Dân Ai Cập đã khẳng định rõ ràng là không có gì ngoài một nền dân chủ đích thực sẽ diễn ra. Những ngày phía trước sẽ có nhiều khó khăn và nhiều câu hỏi chưa được trả lời.

Quân đội đã thể hiện lòng ái quốc và trách nhiệm với tư cách là người bảo vệ quốc gia và từ giờ sẽ đảm bảo một sự chuyển giao đáng tin dưới sự giám sát của người dân Ai Cập", Tổng thống Mỹ Obama nói.

Liên Hợp Quốc

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon kêu gọi một cuộc chuyển giao minh bạch, có trật tự và hòa bình ở Ai Cập. Ông Ban nói, muốn được chứng kiến các cuộc bầu cử công bằng, tự do và đáng tin.

Iran

"Tôi chúc mừng nước Ai Cập vĩ đại vì thắng lợi này và chúng tôi chia sẻ hạnh phúc với họ", đài truyền hình quốc gia Iran trích lời Ngoại trưởng Ali Akbar Salehi tuyên bố.

"Chúng tôi hy vọng phong trào dân sự ở Ai Cập có thể nắm bắt được sự thắng lợi tuyệt đối qua kháng chiến và đạt được mọi mong muốn bằng một ý chí mạnh mẽ

Hy vọng rằng trong thời điểm nhạy cảm này, quân đội Ai Cập - từng có tiếng trong cuộc chiến chống sự đàn áp và xâm lược của chính quyền theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái, thực hiện nghĩa vụ lịch sử bằng cách hộ tống, ủng hộ và lắng nghe yêu cầu của quốc gia cho tới khi đạt được các mục tiêu".

Nga

"Chúng tôi hy vọng những diễn biến mới nhất sẽ giúp khôi phục sự ổn định và các chức năng bình thường của cấu trúc quyền lực. Chúng tôi hy vọng không chỉ chính phủ mà phe đối lập sẽ tỏ rõ sự sẵn sàng để ổn định tình hình", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói.

Israel

"Hiện còn quá sớm để tiên đoán sự ra đi của Tổng thống Mubarak sẽ ảnh hưởng tới mọi thứ như thế nào", một quan chức cấp cao Israel nói. "Chúng tôi hy vọng sự thay đổi tiến tới dân chủ ở Ai Cập sẽ xảy ra mà không dính tới bạo lực và hiệp ước hòa bình vẫn có hiệu lực.

Liên minh châu Âu

Liên minh châu Âu (EU) tôn trọng quyết định ngày hôm nay của Tổng thống Mubarak. Bằng cách rút lui, ông đã lắng nghe tiếng nói của người dân Ai Cập và mở đường cho một cuộc cải tổ nhanh chóng và sâu rộng, phụ trách chính sách đối ngoại của EU Catherine Ashton nói.

Điều quan trọng hiện nay là các cuộc đối thoại phải tăng tốc để dẫn tới một chính phủ có nhiều đại diện, tôn trọng nguyện vọng và tạo sự ổn định cho người dân Ai Cập. Tương lai của Ai Cập vẫn nằm trong tay người Ai Cập. EU sẵn sàng giúp đỡ nếu cần.
Pháp

Pháp hy vọng chính quyền mới của Ai Cập sẽ có những bước đi dẫn tới thành lập các thể chế chế dân chủ qua các cuộc bầu cử tự do và minh bạch, Tổng thống Pháp Sarkozy nói.

Ông Sarkozy mô tả quyết định của Tổng thống Ai Cập Mubarak là dũng cảm và cần thiết vào thời điểm lịch sử đối với Ai Cập sau nhiều ngày biểu tình diễn ra ở nước này.

Hoài Linh (Theo Reuters)