- Những dấu ấn đẹp đẽ, thiện cảm mà Đà Nẵng ghi được chủ yếu do công sức, trí tuệ, mồ hôi, xương máu của nhân dân thành phố, chứ không phải của một vài cá nhân nào đó, và không thể mất đi.

Khi đất đai bị quan tham nhũng hợp pháp
Cơ hội của quan tham là địa ngục của người nghèo

“Lò chống tham nhũng trước đây nóng dần, bây giờ đang rất nóng, cháy ngùn ngụt”. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa đã nói như vậy tại buổi làm việc với Hội Cựu chiến binh Thành phố vừa qua. Ở đây ý nói có sự tiếp “củi” từ TP Đà Nẵng vào “lò” do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “nhóm” lên và duy trì.

Nếu như những năm trước, Đà Nẵng được du khách trong và ngoài nước biết đến với danh hiệu “Thành phố đáng sống”, thì những ngày tháng gần đây, thành phố lại nổi lên, thu hút sự quan tâm bởi một loạt quan chức lãnh đạo, cả đương chức và đã nghỉ hưu trở thành “củi” liên tiếp được đưa vào “lò”. Vậy, nên nhìn nhận như thế nào giữa “Thành phố đáng sống” với những “cán bộ lãnh đạo đáng trách”?

Không biết chính xác từ bao giờ và từ ở đâu, Đà Nẵng được mệnh danh là “Thành phố đáng sống”. Nhưng trong văn bản của chính thức thì tại Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX (nhiệm kỳ 2010 – 2015), sau đó trong Nghị quyết Đại hội có ghi rõ: “Phấn đấu đến năm 2020, Đà Nẵng trở thành một thành phố hấp dẫn và đáng sống”.

Ngay từ Nghị quyết Đại hội lần thứ XX Đảng bộ thành phố, dáng dấp một “Thành phố đáng sống” đã dần hiện ra như: phấn đấu đến năm 2020, Đà Nẵng trở thành một thành phố có môi trường đô thị văn minh và giàu tính nhân văn, có thiên nhiên trong lành và đời sống văn hóa cao, làm giàu bằng kinh tế tri thức; là một trong những thành phố hài hòa, thân thiện, an bình; một thành phố hấp dẫn và đáng sống.

Và không phải chờ đến năm 2020, Đà Nẵng đã được rất nhiều người biết và đến vì đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, bước đầu xây dựng được một số tiêu chí của “Thành phố đáng sống”. Trong đó, nổi bật là việc xây dựng và thực hiện một số phong trào như: “5 không” (không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma tuý trong cộng đồng, không có giết người để cướp của); 3 có (có nhà ở, có việc làm, có lối sống văn minh đô thị); 4 an (an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm và an sinh xã hội)... 

{keywords}
Làm sao để giữ Đà Nẵng luôn luôn là một "thành phố đáng sống". Ảnh minh họa

Cái tên Đà Nẵng dần dần có sức hút đặc biệt, các phương tiện thông tin đại chúng, khách du lịch không tiếc lời ngợi ca lãnh đạo thành phố. Du khách khắp nơi đổ về Đà Nẵng. Giới kinh doanh cũng đua nhau mang tiền về Đà Nẵng làm ăn. Người ta cảm thấy ở đó một chính quyền năng động, với những người lãnh đạo biết quy tụ lòng dân, biết khơi dậy sức dân làm nên những đổi thay ngoạn mục, đưa Đà Nẵng vươn mình trở thành một thành phố trẻ trung, xinh đẹp, quyến rũ bên bờ sông Hàn. Điều đặc biệt là, trong mỗi thành tích, sự “thay da đổi thịt”, mỗi bước tiến về đời sống vật chất, tinh thần, môi trường xã hội, sinh thái, nhân văn đều có dấu ấn, hình bóng của không ít lãnh đạo Thành phố lúc bấy giờ.

Thế nhưng, chiếc huân chương bao giờ cũng có “hai mặt”. Do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu vì thiếu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng, cũng như của nhân dân, nhất là thiếu sự tu dưỡng bản thân, không ít cán bộ lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng, trong đó có những người đứng đầu, “tay đã nhúng tràm”. Từ nơi một “Thành phố đáng sống” hàng loạt cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của thành phố bị kỷ luật Đảng, bị khởi tố do liên quan đến những sai phạm nghiêm trọng trong quản lý đất đai, công sản.

Đà Nẵng mở đầu từ khúc “củi tươi” bị đưa vào “lò” là Bí thư trẻ nhất nước Nguyễn Xuân Anh với quan lộ thênh thang, bị kỷ luật mất chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cho thôi chức Ủy viên Trung ương Đảng. Gần đây, chỉ trong một ngày, cùng với cựu Trung tướng, cựu Phó tổng cục trưởng Bộ Công an Phan Hữu Tuấn, tại Đà Nẵng, 5 người khác đã nhận lệnh khởi tố, trong đó có hai “khúc củi khô” là cựu Chủ tịch TP là Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến.

Cuối cùng thì một trong những thế lực “đứng sau” các lãnh đạo của TP Đà Nẵng qua các nhiệm kỳ cũng đã lộ diện. Đó là Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "nhôm", trùm bất động sản một thời làm mưa làm gió của “xứ Quảng” này. Tới đây, sẽ còn những “khúc củi” nào nữa ở Đà Nẵng từng lấy danh nghĩa này, danh nghĩa khác để lũng đoạn, làm xấu đi hình ảnh của một “Thành phố đáng sống” nhất ở nước ta sẽ được lôi ra và đưa tiếp vào “lò”?

Qua việc kỷ luật một số cán bộ lãnh đạo của TP Đà Nẵng cũng như qua một số hiện tượng xuống cấp như cướp giật, giết người, ô nhiễm môi trường, một số khu đất, tài sản công bị tư nhân hóa... có ý kiến cho rằng, Đà Nẵng không còn là xứng đáng là “Thành phố đáng sống”!?

Người viết bài này thì nghĩ khác. Đúng là trong những năm qua, không ngờ “Thành phố đáng sống” Đà Nẵng lại có những người lãnh đạo… đáng trách đến như vậy. Tuy nhiên, những gì mà Đà Nẵng ghi dấu ấn đẹp đẽ, thiện cảm cho người dân nơi đây và du khách gần xa, chủ yếu là công sức, trí tuệ, mồ hôi, xương máu của nhân dân thành phố, chứ không phải của một vài cá nhân nào đó và sẽ không thể mất đi.

Với một Bí thư Thành ủy và hai cựu Chủ tịch UBND thành phố cùng hàng loạt cán bộ dưới quyền bị kỷ luật, bị khởi tố ví như những khúc củi được tiếp vào “lò” chống tham nhũng đang cháy lên “ngùn ngụt”. Điều này chắc hẳn có khiến người dân Đà Nẵng và cả nước buồn, nhưng đồng thời cũng gia tăng niềm tin rằng, mọi sự thao túng dù do bàn tay nào đạo diễn, cũng phải bị lộ tẩy, ngăn chặn.

Mặt khác, qua các vụ việc này, cán bộ, công chức, đảng viên và người dân Đà Nẵng sẽ rút được những kinh nghiệm quý báu để tiếp tục đoàn kết một lòng, chung tay, chung sức củng cố, xây dựng “Thành phố đáng sống”.

Vũ Lân

"Người dân thực sự làm chủ ruộng đất được bao nhiêu năm?"

"Người dân thực sự làm chủ ruộng đất được bao nhiêu năm?"

Không thể phủ nhận, chuyện liên quan đến đất đai trở nên cực kỳ gay gắt phản ánh một sự bức xúc lớn của sư luận xã hội xung quanh vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất.

Cơ hội của quan tham là địa ngục của người nghèo

Cơ hội của quan tham là địa ngục của người nghèo

Hiện nay người xác nhận hiệu quả sử dụng đất để người có đất được tiếp tục sử dụng hay không chính là chính quyền địa phương. Cơ chế này tiềm ẩn nguy cơ xung đột lợi ích.

"Chuyện đất đai đến lúc cũng phải nhìn thẳng sự thật"

"Chuyện đất đai đến lúc cũng phải nhìn thẳng sự thật"

GS. Đặng Hùng Võ: "Nếu chúng ta bắt đầu câu chuyện sửa Luật Đất đai từ ý chí, rồi thông qua Hiến pháp, rồi tới các hệ thống các tầng lớp văn bản pháp luật sẽ là chiều thuận".

Chuyện đất đai, ông Võ lại bàn giải pháp

Chuyện đất đai, ông Võ lại bàn giải pháp

Những mâu thuẫn liên quan tới đất đai đang xảy ra ở một số nơi cho thấy quanh chuyện “tấc đất tấc vàng” vẫn còn phức tạp, ẩn chứa nhiều nguy cơ.

Khi đất đai bị quan tham nhũng hợp pháp

Khi đất đai bị quan tham nhũng hợp pháp

Đất đai, nhà công sản là sở hữu toàn dân đã bị những kẻ có quyền lực biến chất biến thành của tư qua những công văn đóng dấu "Mật", "Tuyệt Mật".

Tại sao, Vũ "nhôm"?

Tại sao, Vũ "nhôm"?

Còn rất nhiều câu hỏi về nhân vật Vũ “nhôm”, tức Phan Văn Anh Vũ, không dễ gì có ngay câu trả lời.

"Út Trọc", "Vũ Nhôm", "Hot Girl xứ Thanh" và bài học nước mắt

"Út Trọc", "Vũ Nhôm", "Hot Girl xứ Thanh" và bài học nước mắt

Những nhân vật có biệt danh “Út Trọc”, “Vũ Nhôm”, “Hot girl xứ Thanh”... liệu có mối liên hệ nào chăng?

Vì sao dân thích những ‘chuyện lạ’ như của CSGT Đà Nẵng?

Vì sao dân thích những ‘chuyện lạ’ như của CSGT Đà Nẵng?

Nhiều nghiên cứu cho thấy thái độ và cách ứng xử chuyên nghiệp của cảnh sát đem lại nhiều điều tích cực cho xã hội.

Anh hàng rong bị quật ngã và ‘chuyện lạ’ của CSGT Đà Nẵng

Anh hàng rong bị quật ngã và ‘chuyện lạ’ của CSGT Đà Nẵng

Câu chuyện vừa gìn giữ trật tự vừa thu phục nhân tâm của Thượng tá Đoàn hay lực lượng CSGT Đà Nẵng có thể coi là những minh chứng đầy thuyết phục.

Vì sao Đà Nẵng – TP.HCM không có “đường đắt nhất hành tinh?”

Vì sao Đà Nẵng – TP.HCM không có “đường đắt nhất hành tinh?”

Đà Nẵng – TP.HCM là ví dụ điển hình của cách thức phát triển đô thị dựa chủ yếu vào nguồn lực đất đai.