Như hầu hết các loại thực phẩm, thịt lợn có thể đưa vào chế độ ăn uống cân bằng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải và nấu chín. Thịt lợn là loại thịt đỏ giàu protein, vitamin và khoáng chất nhưng cũng chứa nhiều chất béo và cholesterol.

Đặc biệt, một số phần thịt lợn có nhiều axit béo bão hòa, được gọi là chất béo xấu không tốt cho sức khỏe. Chất béo bão hòa dư thừa có thể làm tăng nguy cơ béo phì và mắc các bệnh mạn tính. Ăn thịt lợn nấu chưa chín dễ nhiễm virus và vi khuẩn truyền từ lợn sang người.

thit so sanh.jpg
Thịt lợn và thịt bò được người dân ăn thường xuyên. Ảnh: Healthline, Salexzet

Thịt lợn tệ hơn thịt bò? 

Cả thịt lợn và thịt bò đều có nhiều protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, thịt bò có xu hướng chứa nhiều calo, chất béo bão hòa và cholesterol hơn thịt lợn. Thịt lợn có thể là lựa chọn tốt hơn nếu bạn đang cố gắng kiểm soát mức cholesterol trong máu. 

Tuy nhiên, thịt bò có hàm lượng khoáng chất cao hơn như kẽm, canxi, sắt và một số vitamin nên có thể là lựa chọn lành mạnh trong một số trường hợp.

Hàm lượng chất béo của thịt bò hoặc thịt lợn phụ thuộc vào phần thịt. Những miếng thịt nạc như thịt thăn có ít chất béo và cholesterol hơn. 

Ngoài ra, cách chế biến cũng ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thịt. Các phương pháp nấu ăn cần thêm chất béo, như chiên với dầu, bơ hoặc mỡ lợn, có thể làm tăng hàm lượng chất béo bão hòa và calo.

So sánh giá trị dinh dưỡng

Theo Medicinenet, 100g thịt bò nạc có 254 calo, 17,2g protein, 20g chất béo, 18mg canxi, 1,94mg sắt, 17mg magie, 158mg phốt pho, 270mg kali, 66mg natri, 4,18mg kẽm, 71mg cholesterol. Thịt bò cũng chứa các khoáng chất như đồng, mangan và selen và nhiều loại vitamin. 

100g thịt lợn nạc thăn không xương có 166 calo, 21,3g protein, 8,3g chất béo, 7mg canxi, 0,53mg sắt, 24mg magie, 216mg phốt pho, 358mg kali, 47mg natri, 1,73mg kẽm, 64mg cholesterol. Thịt lợn cũng chứa nhiều loại vitamin bổ dưỡng khác. 

Như vậy, nếu cùng là phần nạc, thịt lợn có hàm lượng chất béo và cholesterol thấp hơn thịt bò nhưng lại có ít khoáng chất và vitamin hơn. Ngoài ra, nghiên cứu gần đây cho thấy ăn thịt lợn nạc và thịt bò trong 3 tháng có tác động tương tự đến cân nặng và lượng chất béo ở những người béo phì. Tốt nhất bạn nên tiêu thụ thịt lợn và thịt bò ở mức độ vừa phải để tránh rủi ro.

Một số rủi ro khi ăn thịt lợn chưa nấu chín

Viêm gan E: Thịt lợn có thể mang virus viêm gan E lây truyền sang người gây viêm gan. Nghiên cứu cho thấy virus có thể xuất hiện trong gan, thận và tim lợn nhiễm bệnh. Thịt lợn thăn an toàn hơn các bộ phận nội tạng. Bạn phải ăn thịt nấu chín kỹ bởi thịt sống hoặc chưa chín làm tăng nguy cơ nhiễm virus.  

Nhiễm trùng Yersinia: Chế biến hoặc ăn thịt lợn sống, nấu chưa chín nhiễm Yersinia có thể khiến một người mắc bệnh Yersinia. Bệnh ảnh hưởng đến đường ruột, gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, sốt và nôn mửa. Bệnh Yersiniosis có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ em, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các biến chứng bao gồm nhiễm trùng huyết và tình trạng viêm. 

Ký sinh trùng: Nếu thịt lợn không được xử lý hoặc nấu chín đúng cách có thể là nguồn lây nhiễm ký sinh trùng như sán dây. Các triệu chứng bao gồm tiêu chảy, sụt cân, đau bụng và suy dinh dưỡng. Trường hợp nghiêm trọng có thể co giật/động kinh, tổn thương cơ và mắt.

Thời điểm tối kỵ uống trà xanh

Thời điểm tối kỵ uống trà xanh

TRUNG QUỐC - Một phụ nữ 30 tuổi muốn giảm cân bằng cách uống trà xanh. Sau khi dùng được gần 3 tháng, cô cảm thấy khó chịu nhiều ở bụng.
Thời điểm tối kỵ uống cà phê

Thời điểm tối kỵ uống cà phê

Bạn không nên uống cà phê khi đang dùng một số loại thuốc chữa bệnh tuyến giáp, loãng máu hay lúc đang lo lắng, mang thai, cho con bú.