- Đề án Cải cách chính sách BHXH trình hội nghị TƯ 7 với mong muốn ban hành nghị quyết chuyên đề phát triển lĩnh vực BHXH ở Việt Nam thực sự trở thành một động lực đối với sự phát triển bền vững của đất nước

Đề cập đến đề án Cải cách chính sách BHXH trong phát biểu khai mạc hội nghị TƯ 7 sáng nay, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, BHXH, bao gồm các chế độ hưu trí, tử tuất, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thất nghiệp... là lĩnh vực rộng lớn, phức tạp, nhạy cảm về chính trị - kinh tế - xã hội.

Đây cũng là vấn đề có lịch sử phát triển lâu dài trên thế giới, nhất là ở các nước công nghiệp phát triển, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc và phản ánh trình độ phát triển, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ở mỗi nước.

Phát triển BHXH thực sự trở thành một động lực

Theo Tổng bí thư, riêng ở nước ta, bảo hiểm xã hội mới được bắt đầu thực hiện từ năm 1961, chỉ áp dụng đối với khu vực công, chủ yếu là chế độ hưu trí, tử tuất của thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung và chỉ thực sự bắt đầu đổi mới, phát triển ngày càng đầy đủ, phù hợp hơn với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thông lệ quốc tế từ năm 1995 đến nay.

Trong nhiệm kỳ khoá 11, tại các hội nghị lần thứ 5 và thứ 7, Ban Chấp hành TƯ đã xem xét, ban hành các kết luận về vấn đề này cùng với vấn đề tiền lương và trợ cấp ưu đãi người có công.

Thực hiện Kết luận của TƯ, Bộ Chính trị đã chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ phối hợp với các ban đảng và các cơ quan có liên quan tích cực tiến hành tổng kết lý luận và thực tiễn về phát triển bảo hiểm xã hội ở nước ta, nghiên cứu xây dựng Đề án trình TƯ tại hội nghị lần này.

Từ đó mong muốn ban hành được một nghị quyết chuyên đề của Trung ương để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển lĩnh vực bảo hiểm xã hội ở Việt Nam thực sự trở thành một động lực đối với sự phát triển bền vững của đất nước và thể hiện được tính nhân văn, bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Tổng bí thư đề nghị hội nghị phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, thống nhất nhận định về tình hình phát triển lĩnh vực bảo hiểm xã hội ở nước ta, chỉ rõ những kết quả đã đạt được, những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và đặc biệt là nguyên nhân, bài học kinh nghiệm thành công, chưa thành công trong lĩnh vực này.

{keywords}
Hội nghị TƯ 7 khai mạc sáng nay. Ảnh: VGP

Tổng bí thư nêu một loạt vấn đề: “Phải chăng nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém là do nhận thức, tư duy lý luận và thể chế về bảo hiểm xã hội còn chậm được đổi mới, hoàn thiện; hệ thống luật pháp, chính sách, bộ máy tổ chức, cán bộ đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ”.

Theo Tổng bí thư, số lượng lao động làm việc ở khu vực không có quan hệ lao động còn lớn, dựa chủ yếu vào tiết kiệm của bản thân và mạng lưới an sinh gia đình truyền thống trong khi thu nhập còn thấp, không ổn định, áp lực chi tiêu trước mắt còn lớn; xuất phát điểm còn thấp, sự phát triển của nền kinh tế và thu chi ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn…

Rút ngắn thời gian tham gia BHXH để hưởng lương hưu

Tổng bí thư đề nghị TƯ trao đổi, thống nhất về chủ trương, chính sách, biện pháp tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội trong thời gian tới.

Trong đó tập trung xác định, làm rõ những quan điểm, mục tiêu đổi mới; nội dung cải cách, nhất là các vấn đề như: mở rộng diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân.

Đồng thời, bảo đảm cân đối tài chính BHXH trong dài hạn; điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phù hợp với bối cảnh, tình hình mới; tăng cường sự liên kết và hỗ trợ giữa các chính sách bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, Tổng bí thư cũng lưu ý việc kế thừa và phát triển nguyên tắc điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối với tiền lương của người đang làm việc; rút ngắn điều kiện thời gian tham gia BHXH để được hưởng lương hưu... Trong đó, chú ý đến cả khu vực công và tư; người đang làm việc và người đã nghỉ hưu; nơi có quan hệ lao động và nơi chưa có quan hệ lao động, nhất là đối với nông dân, người nghèo, người yếu thế trong xã hội.

Tổng bí thư cũng lưu ý việc tạo sự đồng thuận xã hội giữa người đang làm việc và người đã nghỉ hưu để thống nhất quyết định ban hành Nghị quyết của TƯ về cải cách hay chỉ là tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách BHXH.

Đề xuất nâng tuổi hưu nam lên 62, nữ 60

Đề xuất nâng tuổi hưu nam lên 62, nữ 60

Lao động nam đủ 60 tuổi, nữ 55 từ ngày 1/1/2021 cứ mỗi năm tăng thêm 6 tháng làm việc cho đến khi nam đủ 62, nữ đủ 60 tuổi sẽ nghỉ hưu.

Tăng tuổi hưu không phải 'phao cứu sinh' cân đối quỹ BHXH

Tăng tuổi hưu không phải 'phao cứu sinh' cân đối quỹ BHXH

Việc tăng tuổi hưu chỉ là một trong những giải pháp để đảm bảo tính bền vững, lâu dài của quỹ BHXH và quỹ hưu trí chứ không phải là 'phao cứu sinh'. 

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu kỹ đề án tăng tuổi hưu

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu kỹ đề án tăng tuổi hưu

Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH làm rõ 8 vấn đề nóng, trong đó có xâm hại tình dục trẻ em, lao động việc làm với đề án tăng tuổi nghỉ hưu...

Người làm khoa học, tăng tuổi hưu thế nào?

Người làm khoa học, tăng tuổi hưu thế nào?

“Nếu tăng ngay một lúc lên 5 tuổi sẽ gây áp lực rất lớn cho việc làm, do vậy chỉ nên nâng lên 2 tuổi đối với cả nam và nữ...”.

Đừng lo tham quyền cố vị khi tăng tuổi hưu

Đừng lo tham quyền cố vị khi tăng tuổi hưu

Trái với ý kiến nêu tăng tuổi nghỉ hưu sẽ tạo đất cho một số người "tham quyền, cố vị", nhiều ĐBQH trấn an “không nên lo chuyện đó”. 

Thu Hằng