Chuyên môn khó khăn

Tuyển Việt Nam đá trận ra quân Asian Cup vào 14/1, gặp đối thủ được đánh giá mạnh nhất giải đấu là Nhật Bản, tuy nhiên có vẻ như lúc này đoàn quân của HLV Troussier vẫn chưa thực sự sẵn sàng tối đa về mặt chuyên môn.

Có thể thấy, ở trận đấu giao hữu duy nhất (gặp Kygrykistan) trước khi bước vào sân chơi lớn nhất châu lục, thuyền trưởng người Pháp chưa chốt xong đội hình chính thức với việc tung 29/30 cầu thủ vào sân.

tuyen viet nam 2.jpeg
Tuyển Việt Nam còn rất nhiều lấn cấn về chuyên môn 

Đương nhiên, ông Troussier có lý do để thử nghiệm đội hình, con người… nhưng thông thường trận đấu cuối cùng trước khi tham dự một giải đấu các HLV luôn lấy đó là bài test tổng duyệt bộ khung chính thay vì vẫn rà soát, kiểm tra phong độ như chiến lược gia người Pháp vừa làm.

Không chỉ có thế, việc tuyển Việt Nam lộ ra khá nhiều vấn đề trong các trận đấu gần nhất khiến người hâm mộ cảm thấy lo cho mục tiêu vượt qua vòng bảng mà HLV Troussier đề ra.

... đừng để VAR cũng là thách thức 

Bên cạnh những vấn đề về chuyên môn, việc Asian Cup tiếp tục sử dụng công nghệ VAR cũng đang mang đến cho tuyển Việt Nam và HLV Troussier những lo lắng không hề nhỏ.

Không nhắc lại chuyện trong quá khứ, trong chuỗi trận giao hữu quốc tế dịp FIFA Days hồi tháng 10/2023, tuyển Việt Nam cũng từng nhận trái đắng vì VAR.

var tien linh.jpg
nên đừng để VAR cũng là thách thức 

Cụ thể, trận thua trước Trung Quốc, đoàn quân của HLV Troussier kết thúc trận đấu chỉ còn 10 người trên sân với tấm thẻ đỏ mà Tiến Linh phải nhận vì đánh nguội đối thủ ở những phút cuối sau khi trọng tài check VAR.

Vấn đề đáng nói, không riêng việc nhận thẻ đỏ mà còn ở chỗ nguyên nhân xuất phát từ thói quen xấu xí tại giải quốc nội, với những pha bóng thừa thãi hoặc cố tình trả đũa đối phương.

Ông Troussier và BHL cần phải cảnh báo các học trò (đặc biệt các cầu thủ trẻ non kinh nghiệm) một cách quyết liệt nếu không muốn rơi vào tình thế khó khăn vì thua thiệt về con người trong các trận đấu sắp tới tại Asian Cup.