Doanh nghiệp của ông Lê Phước Vũ tiếp tục rơi vào tình trạng khó khăn trong khoảng 2 năm qua. Những thương vụ mua bán cổ phiếu lời đậm không thể cứu túi tiền của đại gia này bốc hơi và tụt hạng sắp ra khỏi top 100 giàu nhất trên thị trường chứng khoán.
Mất ngàn tỷ, đại gia Bùi Thành Nhơn vẫn không ngừng tung tiền thâu tóm
Tỷ phú Trần Đình Long áp đảo, đại gia Lê Phước Vũ gặp khó
CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) của ông Lê Phước Vũ vừa công bố thông tin về vụ cháy ở Trung tâm thương mại (TTTM) Khách sạn Hoa Sen Yên Bái, có địa chỉ tại Phường Đông Tâm, Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái do CTCP Hoa Sen Yên Bái (công ty con của tập đoàn HSG) làm chủ đầu tư.
Theo đó, vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại về người, còn đơn vị thi công bị thiệt hại khoảng 200 triệu đồng.
Vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại về vật chất cho HSG nhưng cũng là 1 diễn biến không vui cho DN này khi trước đó, nhiều CTCK đưa ra dự báo không mấy thuận lợi về triển vọng của Tập đoàn Hoa Sen.
Trong các báo cáo gần đây, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đưa ra những đánh giá không mấy tích cực về HSG. Theo đó, kết quả lợi nhuận thấp và tình hình tài chính kém ảnh hưởng tới triển vọng của doanh nghiệp này.
Biên lợi nhuận thấp kỷ lục và tiếp tục giảm ảnh hưởng đến lợi nhuận và mức tăng sản lượng. Lợi nhuận của HSG được dự báo không có dấu hiệu hồi phục dù sản lượng tăng lên. VCI cũng dự báo lợi nhuận 2018 của HSG sẽ giảm tốc.
Một thách thức lớn đối với tập đoàn của ông Lê Phước Vũ là khối nợ lớn, chi phí tăng làm ảnh hưởng tới lợi nhuận. Kết quả kinh doanh 9 tháng 2018 của Hoa Sen Group cho thấy tăng tưởng doanh thu thuần khá cao 35%, trong khi lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giảm 55%.
Lợi nhuận hiện tại của HSG đã xuống mức thấp 4 năm. Khối nợ lớn và sự cạnh tranh tăng lên khiến lợi nhuận tương lai của HSG được dự báo khó lòng hồi phục.
Thị trường tôn hiện có sự cạnh tranh khốc liệt với sự gia tăng sản lượng của chính Hoa Sen, của Nam Kim và sự xuất hiện của một đối thủ mới là Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú USD Trần Đình Long.
Báo cáo tài chính cho thấy, HSG đang chịu áp lực nợ khá lớn, lên tới hơn 18 ngàn tỷ đồng (khoảng 800 triệu USD), chiếm gần 80% cơ cấu nguồn vốn.
Cổ phiếu HSG nằm trong xu hướng giảm giá trong hơn 1 năm qua, từ mức gần 29.000 đồng/cp (giá điều chỉnh) hồi đầu tháng 6/2017 xuống hiện còn khoảng 12.000 đồng/cp.
Tập đoàn Hoa Sen (HSG) hiện vẫn giữ vị trí số 1 trong thị trường tôn thép ở Việt Nam với thị phần khoảng 35% tôn, nhưng kết quả kinh doanh liên tục giảm sút trong các kỳ báo cáo gần đây.
Mặc dù cổ phiếu giảm sâu và vốn hóa của doanh nghiệp bốc hơi mạnh nhưng nhà ông Lê Phước Vũ mua bán cổ phiếu của chính doanh nghiệp mình ở vào những thời điểm rất thuận lợi.
Cú mua 1 triệu cổ phiếu HSG của Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen - một công ty riêng của ông Lê Phước Vũ khi giá nằm ở vùng đáy 3 năm, chỉ quanh mức 9.000-10.000 đồng/cp. Diễn biến “cứu giá” cổ phiếu HSG đáng chú ý nhất của ông Lê Phước Vũ sau khi cổ phiếu này giảm 2,5 lần từ mức giá gần 25 ngàn đồng xuống 10.000 đồng/cp trong 6 tháng qua khiến vốn hóa của doanh nghiệp bốc hơi khoảng 6.000 tỷ đồng.
Trước đó, Công ty TNHH một thành viên Tâm Thiện Tâm - công ty riêng của bà Hoàng Thị Hương Xuân, vợ ông Lê Phước Vũ - đã bán ra toàn bộ 19,2 triệu cổ phiếu HSG vào khoảng cuối tháng 5, khi mà giá cổ phiếu HSG ở khoảng 12.000-13.000 đồng/cp.
Ông Lê Phước Vũ được xem là rất may mắn khi bán thỏa thuận thành công gần 10 triệu cổ phiếu HSG ở mức giá đỉnh: bình quân 32.000 đồng/cổ phiếu thu về hơn 300 tỷ đồng hồi đầu tháng 6/2017. Giao dịch được thực hiện sau khi ông Vũ lăn chốt nhận cổ tức năm 2016 bằng cổ phiếu tỷ lệ 55% và cổ phiếu thưởng tỷ lệ 20%, với tổng cộng nhận thêm khoảng 20 triệu đơn vị.
Không chỉ gặp khó trong thị trường nội địa, HSG còn gặp khó ở thị trường nước ngoài, trong đó có Mỹ, sau khi chính quyền Donald Trump áp thuế cao đối với các sản phẩm tôn và thép.
Trên thực tế, không chỉ HSG mà nhiều cổ phiếu ngành thép khác cũng giảm giá mạnh trong thời gian qua theo xu hướng chung trên thị trường và ảnh hưởng từ những quyết định áp thuế cao của Mỹ, như Thép Pomina (POM), hay Thép Tiến Lên (TLH), Thép Hòa Phát. Tuy nhiên, mức giảm của HSG là mạnh nhất.
Trong các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu, thép là sản phẩm bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp nhiều nhất. Gần đây, Mỹ đã tiến hành điều tra và áp thuế đối với các sản phẩm thép mà nước này nghi là thép Trung Quốc xuất sang Việt Nam và từ đây “đội lốt” hàng Việt để xuất khẩu sang Mỹ.
Cuối tháng 5/2018, Bộ Thương mại Mỹ đã ra lệnh áp thuế chống bán phá hơn 199% và thuế chống trợ cấp hơn 256% với thép cuộn cán nguội được sản xuất tại Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Theo đánh giá của BVSC, tỷ trọng nhập khẩu vào thị trường Mỹ thấp nên các doanh nghiệp thép Việt Nam sẽ không chịu ảnh hưởng nhiều từ các biện pháp hạn chế nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump.
Trên thị trường chứng khoán, dòng tiền chảy vào khá ấn tượng giúp VN-Index bứt phát trên ngưỡng 1.000 điểm. Hiện tại, nhóm cổ phiếu dầu khí và dệt may đang tăng điểm mạnh. Nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán phân hóa mạnh.
Cổ phiếu Vietcombank và MBBank tiếp tục tăng. HDBank của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tăng 6 phiên liên tiếp. Cổ phiếu VietJet của nữ tỷ phú này cũng tăng mạnh.
Một số công ty chứng khoán có cái nhìn tươi sáng hơn trong các dự báo.
Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, xu hướng tăng ngắn ngắn hạn của VN-Index vẫn đang được bảo lưu. Nhà đầu tư có thể duy trì danh mục với tỷ trọng cổ phiếu trên mức trung bình cho tới khi VN-Index gặp vùng kháng cự tiếp theo tại 1020-2024 điểm.
Chứng khoán BIDV (BSC) cho rawnggf, thị trường tiếp tục duy trì đà tăng điểm vững chắc và xu thế sẽ tiếp tục hướng về mốc kháng cự 1025 điểm. Nhà đầu tư nên tiếp tục theo dõi các diễn biến kinh tế vĩ mô thế giới, đặc biệt là sự kiện Mỹ đánh thuế thêm 200 tỷ hàng hóa Trung Quốc và khả năng Fed có thể tăng lãisxuất trong phiên họp hôm 26/9 sắp tới.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/9, VN-index tăng 8,32 điểm lên 1011,29 điểm; HNX-Index giảm 0,21 điểm xuống 115,59 điểm. Upcom-Index tăng 0,18 điểm lên 53,67 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 250 triệu đơn vị, trị giá 5,2 ngàn tỷ đồng.
V. Hà
Trầm Bê vào tù, đại gia Dương Công Minh dọn dẹp tài sản ngàn tỷ
Ngân hàng của ông trùm Dương Công Minh rao bán khối tài sản trị giá hàng ngàn tỷ đồng liên quan tới ông Trâm Bê. Đại gia bất động sản khét tiếng một thời tiếp tục rời bỏ mảng đất đai, tập trung lĩnh vực tài chính.
Quyết định lịch sử: 1 tháng xử lý 10 ngàn tỷ, 1 năm xoay chuyển tình thế
Một quyết định lịch sử được đưa ra trong khoảng thời gian ngắn kỷ lục. Hàng loạt chuyển biến tích cực về nợ xấu đã được ghi nhận. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn còn phát sinh những vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ.
Giao ngàn tỷ cho giáo sư: Ô tô Lada đến xe Vinfast, ngã rẽ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Tỷ phú số 1 Việt Nam liên tục hút được nhiều tỷ USD trên thị trường vốn quốc tế để mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động một cách đáng kinh ngạc, nắm bắt kịp những xu hướng kinh tế nóng nhất trên thế giới.