Một quyết định lịch sử được đưa ra trong khoảng thời gian ngắn kỷ lục. Hàng loạt chuyển biến tích cực về nợ xấu đã được ghi nhận. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn còn phát sinh những vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ.

Mỗi tháng hơn 10 ngàn tỷ

Ngân hàng nhà nước (NHNN) vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu và Quyết định 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu lại các TCTD gắn với nợ xấu giai đoạn 2016-2020.

Theo báo cáo, từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực ngày 15/8/2017 đến nay, hệ thống TCTD đã xử lý hơn 138 ngàn tỷ đồng nợ xấu, đó là chưa bao gồm hơn 61 ngàn tỷ đồng dự phòng rủi ro xử lý nợ xấu nội bảng. Bình quân mỗi tháng, các TCTD xử lý được hơn 10 ngàn tỷ đồng nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống giảm mạnh xuống còn 2,09%/tổng dư nợ, so với mức 2,46% tại thời điểm 31/12/2016.

Điều quan trọng là Nghị quyết 42 đã đem đến một mối quan hệ công bằng hơn, tốt đẹp hơn, thái độ hợp tác hơn giữa bên vay và các TCTD, bảo vệ quan hệ có vay có trả, tạo tiền đề cho VAMC và TCTD thu hồi nợ, đại diện của NHNN cho biết. Các NH đã khẳng định được quyền của chủ nợ, một điều mong mỏi đã lâu. 

{keywords}
Các ngân hàng đẩy mạnh xử lý nợ xấu.

Theo NHNN, nếu như trước kia, các TCTD gặp khó khăn trong việc thu giữ các tài sản đảm bảo, thì nay VAMC đảm nhiệm khá tốt vai trò này, đặc biệt tại các dự án bất động sản, khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế, giúp ổn định lãi suất.... Một số dự án thu hồi và bán lại như: Thép Tân Quốc Duy, dự án ngàn tỷ One Tower, Xi măng Pozzolan,...

Trong khi đó, năng lực tài chính của TCTD đã được cải thiện với việc vốn điều lệ tăng nhanh và lợi nhuận tăng mạnh. Hàng loạt TCTD ghi nhận lợi nhuận ngàn tỷ cho đến chục ngàn tỷ trong năm vừa qua cũng như nửa đầu năm 2018. Kết quả lợi nhuận tăng hàng chục cho tới hàng trăm phần trăm và tốt nhất trong 10 năm qua.

Ông Lê Minh Hưng, thống đốc NHNN cho rằng, Nghị quyết 42 và Quyết định 1058 là một trong những quyết sách để thực hiện chiến lược chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu.

Cái được lớn nhất trong thời gian qua chính là việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách về tiền tệ và hoạt động NH, qua đó tạo cơ chế, môi trường thuận lợi để toàn ngành xử lý nợ xấu, nâng cao năng lực của hệ thống, đáp ứng nhiệm vụ kênh dẫn vốn cho nền kinh tế.

Bên cạnh đó, theo ông Lê Minh Hưng, nâng cao được chất lượng công tác thanh tra, giám sát ngân hàng và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành địa phương.

Theo đại diện Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN, việc xử lý nợ xấu đạt tốc độ nhanh hơn là rất quan trọng, vì không chỉ giúp tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống nói chung, mà có thể còn góp phần giúp ổn định được mặt bằng lãi suất đang chịu nhiều áp lực dâng lên trở lại.

Còn khó khăn vướng mắc

Mặc dù công tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu trong thời gian qua đã đạt được kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi sự chung sức, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, đặc biệt là sự hỗ trợ, phối hợp của các bộ, ngành, địa phương.

Ông Lê Minh Hưng lo ngại, mặc dù nợ xấu nội bảng đã về gần 2% và tỷ lệ tổng nợ xấu cả nội bảng và ngoại bảng đã giảm mạnh từ mức 10,6%/tổng dư nợ (thời điểm báo cáo Quốc hội) xuống còn 6,6%/tổng dư nợ nhưng con số này vẫn còn cao.

{keywords}
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.

Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng, các NH phải ý thức được vấn đề này để đẩy nhanh tiến trình cải cách và xử lý nợ xấu một cách toàn diện và triệt để, giảm thiểu nợ xấu phát sinh. Tỷ lệ tổng nợ xấu cần phải sớm đưa về mục tiêu dưới 3% vào 2020. 

Theo NHNN, thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu còn hạn chế do chưa có thị trường mua bán nợ thật sự chuyên nghiệp, dẫn đến việc mua bán nợ xấu chưa thật sự sôi động, các thương vụ lớn chưa phát sinh nhiều.

Việc triển khai Nghị quyết 42 trong thực tiễn còn gặp nhiều bất cập, như: Việc thực hiện nội dung liên quan đến việc hoàn trả tài sản bảo đảm (TSBĐ) là vật chứng trong vụ án hình sự; Vấn đề liên quan đến thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ và nghĩa vụ nộp thuế có ảnh hưởng đến việc thực hiện thủ tục sang tên cho người mua; Công tác giữ gìn, đảm bảo an ninh trật tự và hỗ trợ các TCTD trong việc thu giữ TSBĐ của các khoản nợ xấu; Vấn đề xử lý TSBĐ là dự án BĐS còn dở dang; Trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm thiếu chữ ký của bên thế chấp; Quyền nhận thế chấp, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là tài sản bảo đảm cho các khoản nợ mà các cá nhân, tổ chức mua lại từ VAMC,...

Bên cạnh đó là cơ chế tiếp cận thông tin về tình trạng TSBĐ chưa đáp ứng yêu cầu của các TCTD nên các TCTD gặp khó khăn trong việc xác định tài sản bảo đảm nào đang tranh chấp, tài sản bảo đảm nào đang phải áp dụng biện pháp khẩn cấp.

Tại hội nghị tổng kết, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhấn mạnh, để giải quyết căn bản tình trạng nợ xấu, cần tiếp tục xử lý vấn đề sở hữu chéo, nghiêm cấm các hành vi NH cho vay các công ty tập đoàn có chung một chủ sở hữu chi phối, nhất là đối với các dự án đầu tư ở nước ngoài.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, ngành NH cần nâng cao hiệu lực hoạt động thanh tra giám sát, phối hợp với hệ thống kiểm soát nội bộ, và Thanh tra Chính phủ, tránh chồng chéo.

Về vấn đề tín dụng, Phó Thủ tướng cho biết, việc NHNN không nới room tín dụng là do phải kiểm soát các mục tiêu vĩ mô khác như lạm phát. Cần kiểm soát tăng trưởng tín dụng, hạn chế nợ xấu tiềm ẩn. Việc tăng tín dụng bao nhiêu là quan trọng nhưng quan trọng hơn là cơ cấu tín dụng thế nào và tăng tín dụng vào đâu.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng cho biết, có thể tăng vốn cho các NHTM có vốn nhà nước như Agribank, BIDV, Vietcombank từ cổ tức trong năm nay để tránh tình trạng thiếu vốn một cách cấp bách.

M. Hà

Giao ngàn tỷ cho giáo sư: Ô tô Lada đến xe Vinfast, ngã rẽ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Giao ngàn tỷ cho giáo sư: Ô tô Lada đến xe Vinfast, ngã rẽ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Tỷ phú số 1 Việt Nam liên tục hút được nhiều tỷ USD trên thị trường vốn quốc tế để mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động một cách đáng kinh ngạc, nắm bắt kịp những xu hướng kinh tế nóng nhất trên thế giới.

Bị truy nợ, những ngày bi đát của nữ đại gia 'Bông hồng vàng'

Bị truy nợ, những ngày bi đát của nữ đại gia 'Bông hồng vàng'

Khối nợ khổng lồ của nữ đại gia Thuận Thảo, “Bông Hồng Vàng” một thời của Phú Yên được chuyển sang VAMC sau nhiều lần bán đấu giá thất bại. Nữ đại gia ngàn tỷ tiếp tục lún sâu vào khó khăn nợ nần.

Biến đổi lớn trong đời Bầu Đức: Ngã rẽ được - mất

Biến đổi lớn trong đời Bầu Đức: Ngã rẽ được - mất

Doanh nghiệp của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) hồi sinh với ngàn tỷ bơm thêm vào cây trái và dự án đất vàng Myanmar. Cú bắt tay tỷ USD khiến nhiều ngân hàng chủ nợ mừng rỡ, nhưng nó cũng đánh dấu ngã rẽ cuộc đời của Bầu Đức.

Kê biên tài sản Hà Văn Thắm, bước ngoặt Oceangroup sau đại án

Kê biên tài sản Hà Văn Thắm, bước ngoặt Oceangroup sau đại án

Cuộc chiến tại Tập đoàn Đại Dương cuối cùng cũng đã tới hồi kết. Doanh nghiệp Hà Bảo của ông Hà Văn Thắm bị tước tư cách cổ đông và bị kê biên cổ phiếu. Một nhóm cổ đông mới lộ diện, tham gia vào doanh nghiệp.