Gắn mào taxi, tăng giá cước, giảm khuyến mãi, Cục Cạnh tranh vào cuộc về độc quyền,... là những yêu cầu đặt ra với Grab Việt Nam. Dù vậy, đại gia này vẫn tự tin với kế hoạch “siêu ứng dụng” của mình trước khi giờ G điểm.
Đại diện Bộ Giao thông Vận tải mới đây cho biết sẽ sớm trình chính phủ thông qua dự thảo sửa đổi Nghị định 86 về kinh doanh hoạt động taxi trong tháng 7 này, sau thời gian lấy ý kiến từ các bên liên quan.
Theo đó, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, bản chất hoạt động của loại hình Grab giống taxi truyền thống nên cần có những quy định tương đồng.
Theo dự thảo mới, Bộ GTVT đề xuất sửa đổi lại định nghĩa về kinh doanh vận tải. Với định nghĩa này, Grab đương nhiên sẽ thành vận tải taxi vì hãng này có thể quyết định giá cước qua phần mềm.
Uber bị thâu tóm khiến Grab đang chiếm thị phần lớn trên thị trường vận chuyển khách |
Grab đứng trước ngưỡng cửa gặp nhiều khó khăn nếu được định nghĩa lại như thế. Nếu là taxi, hãng này và các mô hình tương tự phải đóng bảo hiểm cho lái xe, thuế, và đảm bảo các quy định tương tự như taxi truyền thống. Taxi công nghệ cũng có thể phải gắn “mào” Taxi Điện tử trên nóc xe.
Trước đó, Hiệp hội Taxi Việt Nam liên tục tố Grab cạnh tranh không lành mạnh vì hãng xe công nghệ này không chịu kiểm soát giá và khuyến mãi, chi đậm tiền quảng cáo lẫn “tặng thưởng” cho khách hàng và đối tác để lấy số lượng lớn.
Số lượng xe Grab tăng từ 4.000 xe lên tới khoảng 34.000 xe trong tháng 3/2018, trong khi đó, đội xe Vinasun tính đến hết năm 2017 chỉ còn khoảng 5.835 chiếc, giảm gần 10% so với năm trước đó. Vinasun và Mai Linh gần đây liên tục kêu gọi hình thức hợp tác chia hoa hồng thay vì đầu tư đội xe.
Doanh thu Vinasun năm 2017 chỉ đạt 2.937 tỷ đồng, giảm 35% so với năm ngoái. Hãng này cũng chỉ đặt kỳ vọng năm nay đạt 2.000 tỷ đồng. Giá cổ phiếu VNS của Vinasun liên tục giảm, tính đến ngày 16/7 đã giảm khoảng 50% so với thời điểm đầu năm ngoái.
Bên cạnh những thông tin ảm đạm về mô hình thí điểm Grab, đến nay Grab lại nhận được hàng loạt thông tin về việc tăng giá cước, giảm khuyến mãi và chất lượng dịch vụ khách hàng đi xuống.
Thực tế cho thấy Grab cũng “quên” luôn chiêu khuyến mãi thường xuyên làm trước đó khi còn đối thủ Uber. Thay vào đó, hãng này chỉ ưu tiên khuyến mãi cho các khách hàng sử dụng dịch vụ thường xuyên, hoặc ưu ái với khách hàng thanh toán qua ví điện tử của mình.
Tất cả những động thái này diễn ra sau thương vụ giữa Uber Đông Nam Á sáp nhập vào Grab diễn ra hồi tháng 3 vừa qua. Và thực tế, không chỉ ở Việt Nam mà Grab còn phải đối mặt với tình trạng chung ở khu vực Đông Nam Á.
Cục Cạnh tranh và tiêu dùng Singapore mới đây đã yêu cầu Grab phải bãi bỏ các hạn chế với đối tác lái xe về công thức tính giá cũ (trước khi sát nhập với Uber Đông Nam Á) và trả các khoản phạt tài chính, dựa trên các quyết định khiếu nại của tài xế đối tác và khách hàng. Cơ quan này thậm chí còn xem xét việc hủy bỏ thương vụ sáp nhập giữa hai bên.
Về vấn đề này, đại diện Grab khẳng định tuân thủ pháp luật trong suốt cả quá trình mua lại Uber tại Singapore và Đông Nam Á. Grab cho rằng thị trường xe vẫn khá cạnh tranh tại Đông Nam Á, ngay cả khi Uber đã rút lui.
Thực tế hiện nay có rất nhiều đối thủ nhắm đến thị phần Uber để lại, nay là thị phần của Grab Việt Nam. Các phần mềm gọi xe mới liên tục xuất hiện trong thời gian gần đây, như Phương Trang với VATO, Fastgo,... Thậm chí, ở mảng xe 2 bánh, Grab sẽ phải dè chừng đối thủ “kì lân” là Go-jek của Indonesia và một ông lớn khác của Trung Quốc là Didi Chungxing.
Tuy nhiên, cuộc chiến gọi xe có thể nói là cuộc chiến về khuyến mãi. Liệu có thương hiệu nào đủ sức và can đảm trong cuộc chơi hạ giá với Grab, một nhân vật vừa đánh bại Uber và gọi thêm được 1 tỷ USD vốn từ Toyota?
Đó là bài toán khó đối với các ứng viên tiềm năng tại thị trường Việt. Và có lẽ, đó cũng là lý do vì sao mà Grab ngày nay cứ thoải mái tập trung phát triển những mảng khác chứ chẳng cần đến khuyến mại hấp dẫn người dùng làm gì nữa.
Thay vào đó, hãng này đang phát triển thêm các mảng dịch vụ khácnhư giao nhận thức ăn. Anthony Tan, Nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Grab, công bố tại Singapore hôm 10/7 về tầm nhìn của Grab là trở thành một “siêu ứng dụng”. Theo đó, Grab sẽ trở thành một nền tảng cho phép các đối tác khác tích hợp dịch vụ thiết yếu (như giao nhận hàng hóa dịch vụ cơ bản, thiết yếu) vào nền tảng này, để khai thác thị trường hơn 100 triệu thiết bị đã cài đặt phần mềm Grab.
Gia Hưng
Bộ Công Thương điều tra sơ bộ việc Grab mua lại Uber
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng - Bộ Công Thương quyết định điều tra sơ bộ vụ việc Grab mua lại các hoạt động của Uber tại thị trường Việt Nam.
Grab mua lại Uber: Bộ Công Thương nói về nguy cơ cấm giao dịch
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cảnh báo về việc Grab mua lại hoạt động kinh doanh của Uber tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có thị trường Việt Nam.
Vỡ mộng 'bán máu': Dân lái Uber bán ô tô, bỏ nghề
Tưởng chừng không còn Uber, các lái xe công nghệ sẽ nhiều việc hơn nhưng thực tế không ít người ngao ngán, bỏ việc vì không thể bám trụ.
Chiêu trò 'đồng 500.000 có ma' của các taxi dù
Trong chớp mắt, tài xế taxi dù tráo tờ tiền 500.000 đồng của khách thành tờ 20.000 đồng rồi vu cho khách là ăn cướp!
Quên chiếc mũ sờn, hét giá 9 triệu đòi taxi trả ngay, dọa báo công an
Câu chuyện dở khóc dở cười của tài xế GrabCar và chiếc mũ trẻ em trị giá 9 triệu đồng.