Những người biểu tình ở thủ đô Ai Cập, hôm nay (8/2), đang huy động một cú huých nhằm hạ bệ Tổng thống Hosni Mubarak sau khi đàm phán giữa chính phủ và phe đối lập đạt rất ít tiến bộ.
TIN LIÊN QUAN:
Chính phủ Ai Cập và phe đối lập bàn cải cách
Ai Cập: Ban lãnh đạo đảng cầm quyền từ chức
Tổng thống Ai Cập họp khởi động lại nền kinh tế
Ai Cập: Mỹ bàn thời hậu Mubarak
Obama tăng sức ép với Tổng thống Ai Cập
9 lãnh đạo Ảrập lo lắng vì khủng hoảng Ai Cập
Ai Cập: 1.500 người thương vong do bom xăng
Mỹ, Ai Cập bàn bạc 'tống khứ' Tổng thống Mubarak
Lạ mắt mũ bảo hiểm thời bạo loạn ở Ai Cập
Ai Cập: Đụng độ lớn, 600 nguời bị thuơng
Tổng thống Ai Cập không tìm kế nhiệm
Mỹ muốn Ai Cập hòa bình
Những người biểu tình trú trong một khu lều trại ở Quảng trường Tahrir thề sẽ tiếp tục đến chừng nào Mubarak phải ra đi. Họ hy vọng sẽ đưa chiến dịch của mình xuống đường phố với các cuộc biểu tình đông và rầm rộ hơn nữa trong các ngày thứ Ba và thứ Sáu tuần này.
Các cuộc tuần hành trong hôm nay là cuộc sát hạch khả năng duy trì áp lực chống chính phủ của lực lượng biểu tình sau khi ông Mubarak, 82 tuổi, quyết không từ chức. Nhà lãnh đạo này khẳng định sẽ tại nhiệm cho đến khi bầu cử vào tháng 9 nhưng sẽ không ra tranh cử thêm nhiệm kỳ nữa.
Hàng trăm nghìn người đã tham gia vào các cuộc biểu tình trước đó ở thủ đô Ai Cập và Liên Hợp Quốc cho rằng đến nay khoảng 300 người có thể đã thiệt mạng.
Các nhân vật đối lập ở Ai Cập cho biết họ đạt được rất ít tiến bộ trong các cuộc đàm phán với chính phủ. Phong trào Tình anh em Hồi giáo tuyên bố họ có thể rút khỏi tiến trình này nếu các yêu sách mà người biểu tình đưa ra không được đáp ứng, trong đó việc ông Mubarak phải từ chức ngay lập tức.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama lại nói rằng các cuộc hội đàm ở Ai Cập đang tiến triển. "Rõ ràng, Ai Cập phải dàn xếp một lối đi và họ đang đạt tiến bộ", ông chủ Nhà Trắng nói với các phóng viên ở Washington.
Trước đó, Mỹ đã lên tiếng kêu gọi các bên ở Ai Cập phải dành thời gian cho một "sự chuyển giao êm thấm" sang một trật tự chính trị mới ở Ai Cập, một đồng minh chiến lược của Washington trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, người biểu tình e ngại khả năng sẽ không có một nền dân chủ như họ mong muốn sau khi Mubarak rời nhiệm.
Phe đối lập ở Ai Cập hiện đang yêu cầu hiến pháp phải được sửa đổi nhằm cho phép các cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra tự do và công bằng, một giới hạn đối với nhiệm kỳ Tổng thống, giải tán Quốc hội, trả tự do cho các tù nhân chính trị và dỡ bỏ luật khẩn cấp.
Hãng thông tấn nhà nước Ai Cập, MENA, đưa tin hôm 7/2 rằng Mubarak vừa thành lập hai hội đồng với chức năng đề xuất các sửa đổi hiến pháp - một trong số các yêu sách của người biểu tình. Cùng ngày, ông Mubarak đã chủ trì cuộc họp đầu tiên của Nội các mới.
Thanh Hảo (Theo Reuters)