- Ông bà tôi có 4 người con, bố tôi là con cả. Lúc 4 anh em vẫn ở chung nhà, do nhà nước chưa cấp sổ đỏ nên đất đai ai thích làm đâu cũng được. Chú út đã đi làm một mảnh rẫy nhỏ ở Đồi 1, được một thời gian thì bỏ không làm nữa. 

Cho đến khi cả 4 anh em chia ra ở riêng, lúc ấy nhà nước mới cấp bìa đỏ và chia đều đất cho 4 người: bồ tôi đồi 1, chú thứ đồi 2, chú tiếp đồi 3 và chú út đồi 4. Ông bà ở với chú út.

Năm 2014, tự dưng chú út ngang nhiên vào tranh đồi 1, đòi làm lại mảnh rẫy cũ. Bố tôi không đồng ý vì đất đó đã thuộc quyền sở hữu của bố, nhưng chú vẫn cố tình làm và xảy ra tranh cãi.

Tháng 5/2014, gia đình tôi làm đơn lên xã thì được cán bộ địa chính xuống giải quyết nhưng họ khuyên giải quyết theo chuyên gia đình, lằng nhằng kéo dài đến tận bây giờ là tháng 4/2018. Vậy xin hỏi sổ đỏ của nhà tôi có giá trị gì? Gia đình tôi có quyền giữ mảnh đất của mình không?

{keywords}
Ảnh minh họa

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, các tranh chấp liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều phải giải quyết bằng con đường khởi kiện ra Tòa án.

Hòa giải tranh chấp đất đai

Luật Đất Đai 2013 tại Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Đối với tranh chấp đất đai giữa em út ở Đồi 1 và làm lại mảnh rẫy cũ đó và bảo muốn lấy lại rẫy cũ và bố bạn bảo không cho làm vì chỗ đất đó nằm trong bìa đỏ khi các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Nếu hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã không thành thì được giải quyết như sau:

Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định tại Điều  203 Luật Đất Đai.

Theo đó bạn có thể nộp đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản. Kèm theo đơn khởi kiện là các giấy tờ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện.

Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Em trai cầm sổ đỏ, nay tôi muốn xin cấp lại

Em trai cầm sổ đỏ, nay tôi muốn xin cấp lại

Nhà tôi có 9 anh chị em. Năm 2008, em trai tôi có lấy cắp sổ đỏ mà ba tôi (đã mất) đứng tên đem đi cầm với số tiền 150.000.000 đồng tại một tiệm cầm đồ tư nhân

Nhặt được sổ đỏ có thể đem cầm cố?

Nhặt được sổ đỏ có thể đem cầm cố?

Nếu làm mất sổ đỏ thì người nhặt được sổ đỏ có thể cầm cố ngân hàng để lấy tiền được không, khi người đó không đứng tên trên sổ?

Cho mượn sổ đỏ thế chấp, mất có đòi lại được không?

Cho mượn sổ đỏ thế chấp, mất có đòi lại được không?

Vì thiếu hiểu biết pháp luật nên chị đã cho em trai mượn sổ đỏ có diện tích đất là 761m2, trong đó có 70m2 nhà bê tông kèm theo giấy ủy quyền.