Trong cuộc đối thoại trực tuyến lần thứ 14 với người dân, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thẳng thắn trả lời các câu hỏi về kinh tế, chính trị cũng như đời tư của mình.

{keywords}

Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Sputniknews)

Tổng thống Nga đã bắt đầu cuộc hỏi đáp marathon thường niên với người dân tại thủ đô Moscow vào trưa 14/4 (giờ địa phương) trong chương trình mang tên "Đường dây trực tiếp với Putin".

Đây là lần thứ 14 Tổng thống Vladimir Putin tham gia giao lưu trực tuyến trên truyền hình. Sự kiện đầu tiên diễn ra vào năm 2011. Tổng thời lượng của 13 cuộc giao lưu trực tuyến trước đó lên tới 40 giờ đồng hồ. Tính tới nay, chương trình dài nhất mà ông từng tham gia là vào năm 2013, kéo dài 4 tiếng 47 phút.

"Đường dây trực tiếp với Putin" năm nay bắt đầu nhận câu hỏi từ người dân trước ngày phát sóng 1 tuần, vào buổi trưa ngày 7/4. Tính đến ngày 14/4, số lượng câu hỏi gửi về cho chương trình đã vượt quá 2 triệu.

Các chính trị gia và những nhân vật xã hội nổi tiếng của Nga đã tập trung tại một trường quay ở trung tâm thủ đô Moscow, nơi Putin trả lời câu hỏi gửi về từ khắp nơi trong nước Nga. Năm 2015, ông đã trả lời 74 trong số hơn 3 triệu câu hỏi được gửi tới trong vòng 3 giờ 57 phút.

Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý trong cuộc hỏi đáp marathon năm 2016:

Mở màn cuộc giao lưu trực tuyến người dẫn chương trình đã hỏi Tổng thống Vladimir Putin rằng: "Nền kinh tế của chúng ta đang trong thời kỳ 'màu đen' hay 'màu trắng'”?

Tổng thống Putin cho biết nền kinh tế Nga đang bước vào “giai đoạn u ám” và tình hình không được cải thiện nhiều nhưng xu thế chung vẫn lạc quan. Theo ông, vấn đề chính của nền kinh tế Nga là đảm bảo các dòng đầu tư, đảm bảo lượng cầu và tăng thu nhập cho người dân. Dự trữ vàng và ngoại tệ của Nga đủ để đất nước duy trì hoạt động trong ít nhất 4 tháng, kể cả khi tất cả các hoạt động kinh tế ngừng lại.

Trả lời câu hỏi “liệu tổng thống sẽ cứu ai nếu cả Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko cùng chết đuối” của một bé gái 12 tuổi, Tổng thống Putin nói rằng nước Nga sẵn sàng dang tay để cứu bất cứ chính trị gia nào nếu họ sẵn sàng chấp nhận điều đó.

“Chiến dịch quân sự của Nga tại Syria đã thành công và Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã suy yếu, nhưng liệu tổ chức khủng bố này sẽ trỗi dậy lại ngay sau khi Nga rời đi?” một người dân có tên Maria Finoshina hỏi.

Tổng thống Putin cảnh báo nếu hoạt động chống IS bị xao lãng, tổ chức này có thể sẽ trỗi dậy trở lại, vì thế Nga sẽ luôn theo dõi chặt chẽ tình hình để ngăn ngừa những kẻ khủng bố phối hợp với nhau. Sau khi rút một phần lực lượng không quân Nga khỏi Syria, Nga đang nỗ lực hết sức để tình hình ở Syria không trở nên tồi tệ hơn.

Đề cập tới vấn đề cá nhân của Tổng thống Putin, một người dân đã nêu câu hỏi: “Vợ cũ của ngài đã tái hôn. Khi nào thì ngài sẵn sàng giới thiệu Đệ nhất phu nhân mới của Nga?

Trả lời câu hỏi trên, ông Putin cho biết cuộc sống cá nhân của ông vẫn ổn và ông thỉnh thoảng vẫn gặp vợ cũ, đồng thời nhấn mạnh rằng họ vẫn giữ quan hệ bạn bè.

“Tôi biết cô ấy đã có cuộc sống tốt hơn và tôi cũng vậy. Một ngày nào đó tôi sẽ thỏa mãn sự tò mò của bạn”, ông nói.

Vụ bê bối mang tên “Hồ sơ Panama” cũng là chủ đề được quan tâm trong cuộc đối thoại năm nay. Tổng thống Nga cho rằng người đứng sau vụ rò rỉ này là các luật sư chứ không phải các nhà báo. Chủ của tờ báo Đức đăng tải thông tin về vụ việc là hãng đầu tư Mỹ Goldman Sachs.

Theo ông Putin, Nga càng tiến gần đến bầu cử thì càng có thêm những vụ rò rỉ tài liệu tương tự.

Trước câu hỏi giữa hai ứng viên Tổng thống Mỹ là ông Donald Trump và bà Hillary Clinton, ai nguy hiểm hơn đối với Nga, Tổng thống Putin cho biết "chúng ta nên tìm người tốt hơn, không phải nguy hiểm hơn".

Khi được hỏi “liệu khi nào thì các lệnh cấm vận đối với phương Tây sẽ được dỡ bỏ”, Tổng thống Putin trả lời rằng ông không tin rằng các đối tác phương Tây sẽ sớm dỡ bỏ lệnh cấm vận mà họ đã đặt ra mặc dù thực tế là Thỏa thuận Minks phần lớn đã được thực hiện. Điều này đồng nghĩa với việc chính phủ Nga sẽ duy trì các lệnh cấm vận của mình đối với các sản phẩm của họ.

Nhắc tới Ukraina, Tổng thống Putin cho biết Nga cần một Ukraina ổn định và thịnh vượng. “Chúng tôi muốn Ukraina đứng trên đôi chân của họ”, ông Putin nói và cho biết “ông không nghĩ gì” về chính quyền mới được bổ nhiệm của Ukraina.

Ngoài ra, ông cũng cáo buộc Kiev không thực hiện đầy đủ nghĩa vũ theo Thỏa thuận Mink, bao gồm hoãn thay đổi Hiến pháp Ukraina. 

{keywords} 

Trước câu hỏi “có thể để các giáo viên và sinh viên nước ngoài tới thăm Nga một cách dễ dàng hơn không?”, Tổng thống Nga nhấn mạnh rằng câu trả lời của ông không hề mang ý chế nhạo và nói rằng trước hàng loạt các cuộc tấn công khủng bố trong thời gian gần đây tại châu Âu, các sinh viên ở châu Âu sẽ được an toàn hơn tại Nga vì các biện pháp chống khủng bố của Nga mạnh hơn rất nhiều so với các nước châu Âu.

Bé Alena, học sinh lớp 1 hỏi “liệu một phụ nữ có thể trở thành Tổng thống Nga. Bởi vì cha cháu nói rằng chỉ có Putin mới xử lý được những người Mỹ?”

 “Nước Mỹ không phải vấn đề duy nhất của chúng ta, chúng tả phải xử lý những chuyện nội bộ để trở nên hùng mạnh”, Tổng thống Putin đáp. Ông cũng nói rằng một phụ nữ có thể giải quyết được những vấn đề như vậy tốt hơn một người đàn ông.

Nhắc tới việc Tổng thống Mỹ Barack Obama thừa nhận sai lầm ở Libya, ông Putin cho biết “Đây là một bằng chứng khác cho thấy Tổng thống Mỹ là một người tử tế”.

Tổng thống Nga cũng nói rằng khi Obama là một thượng nghị sĩ, ông từng chỉ trích chính phủ Mỹ về chuyện can thiệp vào Iraq, sau đó, khi trở thành Tổng thống, ông ấy đã phạm phải lỗi lầm tương tự ở Libya.

“Thật tốt khi người đồng cấp của tôi dũng cảm thừa nhận lỗi lầm của ông ấy nhưng thật tệ khi những sai lầm đó tiếp tục lặp lại”, ông nói.

"Đường dây trực tiếp với Putin" lần thứ 14 đã kết thúc sau 3 tiếng 40 phút. Trung bình, cứ mỗi phút lại có 2.500 cuộc gọi và 8.000 tin nhắn được gửi tới cho Tổng thống Nga.

Sầm Hoa

Bên trong tiệm cà phê Putin ở Nga

Bạn có thể tìm thấy cả thế giới của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong quán cà phê này.

Bạn thân của Putin sáng giá cho chức Tổng thư ký LHQ

Một người bạn chí thân của Tổng thống Nga Putin tại UNESCO hiện là gương mặt sáng giá để kế nhiệm Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon.

Putin đang cứu báo chí phương Tây?

Truyền thông phương Tây thực sự có vấn đề về Putin. Các cỗ máy tuyên truyền cần một nhân vật mới để "tiếp tục sống sót", và vì thế họ chọn Putin.

Thực hư ‘đội đặc nhiệm mật' của Putin

Tổng thống Nga được cho là đang xây dựng ‘nhóm chiến đấu’ nằm vùng bí mật, được huấn luyện để sẵn sàng tác chiến tại Tây Âu.

Putin trổ tài làm phiên dịch

Tổng thống Nga Putin vừa khiến các cử tọa tại một diễn đàn ở St.Petersburg ngỡ ngàng khi trổ tài tiếng Đức. Ông bất ngờ đứng ra phiên dịch cho cựu nghị sĩ Đức Willy Wimmer.

Bị bóp nghẹt, Putin lại sẵn sàng “khai hỏa”

Bị bóp nghẹt bởi sự giảm sút giá dầu và cấm vận của phương Tây, khiến chính phủ Nga phải áp dụng những biện pháp ngày càng mạnh tay hơn nhằm kiềm chế sự gia tăng thâm hụt ngân sách.

Thế giới 24h: Putin phản pháo Hồ sơ Panama

Tổng thống Nga chính thức lên tiếng về bê bối rò rỉ lớn nhất lịch sử báo chí có tên gọi Hồ sơ Panama; súng lại vang lên ở Paris gần nơi diễn ra vụ khủng bố rúng động tháng 11 năm ngoái.

Hình ảnh "siêu xe" mới của Putin

Tổng thống Putin sẽ bắt đầu di chuyển quanh thành phố trên một chiếc limousine do Nga sản xuất toàn bộ vào cuối năm tới.

Putin thực sự giàu mức nào?

Những thông tin dưới đây sẽ làm sáng tỏ những gì mà Hồ sơ Panama chưa đề cập tới về mức độ giàu có thực sự của Tổng thống Nga Putin.