Thế giới hầu như không biết nhiều về thứ vũ khí mới nhất của ông Putin cho tới khi nó bắt đầu được dùng trong cuộc tấn công IS ở Syria.

Vào ngày 7/10, các tàu chiến Nga ở Biển Caspian đã bắn 26 tên lửa hành trình tầm xa vào các mục tiêu IS ở Syria ở khoảng cách 1.600km.

{keywords}

Thế giới hầu như không biết tới loại tên lửa mà Lầu Năm Góc gọi là SS-N-30 cho tới cuộc tấn công ngày 7/10. Thậm chí, những người quan sát lâu năm hoạt động quân sự Nga cũng bất ngờ. Tấn công bằng loại tên lửa mới, ông Putin đã chuyển thông điệp với thế giới, nhất là Mỹ rằng, Hải quân Nga đã trở lại hành động, với những vũ khí hiện đại nhất.

Kế hoạch tấn công tên lửa bắt đầu từ ngày 5/10, sáu ngày sau khi các máy bay chiến đấu của Nga oanh tạc ở phía tây Syria.

“Hệ thống trinh sát Nga đã phát hiện ra một số mục tiêu quan trọng và cần phá hủy lập tức", Bộ Quốc phòng Nga giải thích trong một tuyên bố. Máy bay do thám không người lái, vệ tinh giám sát, chặn sóng radio và các trinh sát viên mặt đất đã giúp các nhà hoạch định chọn lựa mục tiêu, bộ này nhấn mạnh.

Các quan chức quốc phòng Mỹ bình luận rằng: "Đây là cách Nga thể hiện với vũ đài toàn cầu rằng, họ có thể với rất rộng". Eric Wertheim, nhà phân tích hải quân Mỹ cũng nhất trí với điều này.

Loại tên lửa mà Lầu Năm Góc gọi là SS-N-30 từ lâu đã được Nga trang bị cho lực lượng hải quân. Phiên bản tấn công mặt đất có tầm bắn lên tới 2.500 km, nhắm đến các mục tiêu ở Syria.

Wertheim và các nhà phân tích nước ngoài đã biết đến một phiên bản trước đó của SS-N-30 là SS-N-27, nhưng phiên bản về sau là loại tên lửa hành trình chống hạm.

Niềm tự hào Nga

Không giống như tên lửa đạn đạo, vốn được phóng đi ở tầm cao, tên lửa hành trình thường bay nhanh ở quỹ đạo rất thấp song song với mặt đất, giống như máy bay và máy bay không người lái. Nó có thể được thiết lập đường bay phức tạp để tấn công mục tiêu với độ chính xác cao. Phiên bản xuất khẩu của loại tên lửa này gọi là Club. Các tên lửa hành trình của Nga có nhiều biến thể lắp đặt trên tàu chiến, tàu ngầm với nhiệm vụ chống ngầm, chống hạm và tấn công các mục tiêu trên mặt đất

SS-N-30 rõ ràng có phạm vi hoạt động lớn hơn nhiều với các loại tên lửa trước đó, và có thể đánh trúng mục tiêu trên cả mặt đất. Nghĩa là nó khá tương đồng với tên lửa Tomahawk của Mỹ.

Quân đội Mỹ có truyền thống dùng số lượng lớn tên lửa Tomahawk từ các tàu nổi, tàu ngầm để quét sạch hệ thống phòng không của đối phương trước khi tiến hành các chiến dịch oanh kích.

Hải quân Mỹ đã bắn Tomahawk và làm thiệt hại nặng nề những mục tiêu của IS khi bắt đầu cuộc chiến do Mỹ dẫn đắt tại Syria vào tháng 12/2014.

Rất ít quốc gia sở hữu Tomahawk hay hệ thống tương tự, trừ Anh và Mỹ đã thành công khi dùng tên lửa này trong chiến đấu. Giờ đây, Nga đã tham gia "câu lạc bộ" hùng mạnh này. Và điều đó khiến Lầu Năm Góc lo lắng. Nhà phân tích Wertheim nói: "Như một lời tỉnh thức rằng chúng tôi không độc quyền trong khả năng này".

Điều đáng chú ý là, Moscow có thể xây dựng khả năng tấn công của hải quân với các tàu nhỏ hơn mà khó ai nghĩ tới. Hải quân Mỹ thường dùng các tàu khu trục lớn, tàu ngầm, tàu tuần dương mang tên lửa hành trình Tomahawk.

Bốn tàu chiến mới của Nga đã phóng các tên lửa SS-N-30 nhỏ hơn nhiều. “Tàu nhỏ, hỏa lực lớn", Wertheim bình luận.

Điều này là rất quan trọng, bởi sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, ngành công nghiệp đóng tàu của Nga đã trải qua giai đoạn dài vật lộn để phục hồi. Tàu nhỏ, mới, hiện đại, khả năng tác chiến tốt rõ ràng tác động lớn tới hải quân Nga.

Cuộc oanh kích với siêu tên lửa những ngày qua minh chứng rằng, ngay cả các tàu chiến nhỏ mà Nga đang chế tạo đều có thể tác chiến xa hơn, mạnh hơn. Nó giúp Nga tái xác lập vị trí cường quốc quân sự toàn cầu. "Họ rất nghiêm túc về việc này", Wertheim cho biết.

Một số hình ảnh về siêu tên lửa Nga:

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Thái An (Theo Thedailybeast)