Nghịch lý thị trường BĐS TP.HCM: Giao dịch giảm, giá vẫn tăng
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp là nguyên nhân chính khiến lượng giao dịch bất động sản trên thị trường giảm mạnh. Tuy vậy, ở một số khu vực tại TP.HCM, giá bán căn hộ vẫn tăng.
Hạn chế nhà đất bỏ hoang
Tại dự thảo thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội về cơ chế, chính sách thí điểm tạo động lực phát triển Thành phố, UBND TP.HCM đề xuất 14 nội dung về lĩnh vực tài chính ngân sách. Trong đó, đề xuất thu thuế nhà đất thứ hai trở lên nhận được sự quan tâm của người dân.
TP.HCM đưa ra 2 phương án thu loại thuế nói trên, đó là: Thu thuế nhà đất mà chủ sở hữu không trực tiếp sử dụng; hoặc tăng mức thu các loại phí, thuế liên quan đến việc chuyển nhượng nhà đất thứ hai.
Theo TP.HCM, thuế nhà đất thứ hai trở lên là sắc thuế mới, được dự kiến để điều tiết các bất động sản (BĐS) là nhà ở, đất ở riêng lẻ mà chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng không dùng để ở và BĐS đang cho thuê hoặc bỏ hoang, nền đất được cấp quyền sử dụng quá 2 năm nhưng không xây nhà.
Trường hợp chưa thực hiện thu thuế với nhà đất mà chủ sở hữu không trực tiếp sử dụng, TP.HCM đề xuất tăng mức thu các loại phí, thuế đối với các cá nhân sở hữu từ hai BĐS trở lên.
Các loại phí, thuế này gồm: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên; và lệ phí trước bạ khi mua, nhận chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên.
Hiện nay, số lượng hồ sơ thuế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn TP.HCM rất lớn, nhưng mức suất thuế và giá tính thuế còn thấp. Do vậy, số thu trung bình chỉ khoảng 400 tỷ đồng/năm.
TP.HCM cho rằng, tăng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với các hộ dân có diện tích vượt hạn mức là hợp lý. Bởi Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đã ban hành hơn 10 năm, cần điều chỉnh cho phù hợp.
Tăng loại thuế này còn điều tiết đối tượng có nhiều đất ở ngoài hạn mức, không thu bổ sung đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh nên không ảnh hưởng đầu tư.
Tuy nhiên, nhược điểm là chưa thể tính toán đến trường hợp người dân có đất ở trong hạn mức tại TP.HCM nhưng có nhiều BĐS đất ở tại các tỉnh, thành khác.
Giới đầu cơ nhà đất phải chịu thuế cao
Theo quy định hiện hành, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng BĐS, nhận thừa kế và nhận tặng BĐS là 2% trên giá trị hợp đồng mua bán hoặc bảng giá đất.
Theo đề xuất, TP.HCM sẽ tăng mức thu thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên với mức tăng không quá 2 lần mức hiện hành.
Thành phố nhận định, mức tăng này phù hợp vì đây là khoản thu bổ sung từ đối tượng đang có nhà BĐS, đầu cơ, mua đi bán lại nhiều lần. Ngoài ra, việc thu thuế đã có ứng dụng quản lý.
Với lệ phí trước bạ nhà đất, theo quy định hiện hành, mức thu loại phí này là 0,5% trên giá trị hợp đồng mua bán hoặc bảng giá đất.
Theo TP.HCM, hiện nay, nhiều cá nhân mua, bán BĐS với mục đích kiếm lời, đầu cơ nhưng vẫn thực hiện nghĩa vụ giống như cá nhân mua BĐS để ở, dẫn đến thiếu công bằng xã hội.
Để khắc phục tình trạng trên, TP.HCM đề xuất thu bổ sung đối với những cá nhân đăng ký quyền sở hữu, sử dụng BĐS mới khi đã sở hữu BĐS khác trước đó.
Cụ thể, tăng tỷ lệ thu lệ phí trước bạ khi mua, nhận chuyển nhượng BĐS thứ hai trở lên từ 0,5% giá trị chuyển nhượng lên 2%. Đồng thời, tăng mức thu tối đa một hồ sơ chuyển nhượng từ 500 triệu đồng lên 1 tỷ đồng.
Trường hợp được triển khai, TP.HCM dự kiến tăng thu ngân sách Nhà nước trên 2.000 tỷ đồng/năm.
Trong 11 tháng năm 2022, TP.HCM thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đạt 406 tỷ đồng. Trong đó, cá nhân nộp hơn 309 tỷ đồng. Riêng khoản thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất ở đạt gần 320 tỷ đồng, cá nhân nộp hơn 295 tỷ đồng.
Số thu từ thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng BĐS đạt gần 7.997 tỷ đồng. Lệ phí trước bạ nhà đất thu được 2.383 tỷ đồng, trong đó cá nhân nộp khoảng 2.315 tỷ đồng.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp là nguyên nhân chính khiến lượng giao dịch bất động sản trên thị trường giảm mạnh. Tuy vậy, ở một số khu vực tại TP.HCM, giá bán căn hộ vẫn tăng.
Có gần 3.000 căn hộ và nhà ở tại TP.HCM đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai, tuy vậy phân khúc nhà ở trung cấp và bình dân có giá bán dưới 40 triệu đồng/m2 gần như mất hút.
Để giải quyết sự chậm trễ trong khâu thực hiện thủ tục pháp lý cho dự án BĐS, UBND TP.HCM đưa ra quy trình 4 bước, đồng thời quy định rõ thời gian xử lý hồ sơ tại từng đơn vị.