Loạt nút thắt của nhà ở xã hội được tháo gỡ 

Trong Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù, TP.HCM được chủ động điều chỉnh một số quy định về pháp lý đầu tư dự án nhà ở xã hội (NƠXH). Đó là về quy hoạch, chỉ tiêu quy hoạch và pháp lý đất đai. 

Bên cạnh đó, chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại được lựa chọn hình thức thực hiện nghĩa vụ NƠXH với phương án dành 20% quỹ đất tại dự án hoặc xây NƠXH tại vị trí khác. (Xem chi tiết)

TP.HCM sẽ có cơ chế đắc thù để phát triển nhà ở xã hội. (Ảnh: Hoàng Giám)

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, tính đến nay, TP.HCM có 6 dự án, gồm 3 dự án NƠXH, 1 dự án nhà ở cho công nhân và 2 dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, đáp ứng điều kiện vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng. 

Trong đó, chỉ có dự án nhà ở cho công nhân tại TP.Thủ Đức được ngân hàng chấp thuận cho vay 585 tỷ đồng. 5 dự án còn lại, chủ đầu tư đang hoàn tất thủ tục để ngân hàng thẩm định và cấp hạn mức tín dụng. (Xem chi tiết)

39 dự án bất động sản được gỡ vướng, gần 20.000 căn hộ đủ điều kiện bán 

Từ cuối năm 2022 đến nay, trên cơ sở 189 kiến nghị của 148 dự án bất động sản trên địa bàn, UBND TP.HCM đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan giải quyết 43 kiến nghị của 39 dự án. 

Bên cạnh tổng nguồn cung 5.181 căn hộ được bán từ các dự án được gỡ vướng, 6 tháng đầu năm 2023, TP.HCM có thêm 14.066 căn nhà được phép bán nhà ở hình thành trong tương lai. (Xem chi tiết)

6 tháng đầu năm 2023, TP.HCM có gần 20.000 căn hộ đủ điều kiện bán. (Ảnh: Anh Phương)

Dự án ‘Thung lũng Silicon’ của TP.HCM bỏ hoang nhiều năm 

Dự án Công viên Sài Gòn Silicon toạ lạc tại TP.Thủ Đức, TP.HCM có quy mô 52ha, được khởi công từ năm 2016. Có vốn đầu tư dự kiến 860 tỷ đồng, dự án này được kỳ vọng trở thành “Thung lũng Sicicon” của TP.HCM. 

Bỏ hoang từ năm 2019 đến nay, hiện dự án Công viên Sài Gòn Silicon chỉ có một số hạng mục xây dựng dang dở, nằm phơi nắng mưa. (Xem chi tiết)

Hiện trạng dự án Công viên Sài Gòn Silicon. (Ảnh: Nguyễn Huế)

Trao 30 giấy chứng nhận nhà đất cho các cơ sở tôn giáo

Từ năm 2005 đến nay, TP.HCM đã cấp 802 giấy chứng nhận nhà đất cho các tổ chức tôn giáo, tương ứng tổng diện tích hơn 2 triệu m2. Mới đây, thêm 30 giấy chứng nhận đã được trao cho các tổ chức tôn giáo. 

Đối với tổ chức nói chung, đến nay, TP.HCM đã cấp hơn 1,5 triệu giấy chứng nhận, tương ứng diện tích gần 120.000ha. So với tổng diện tích 129.644ha, kết quả này đạt tỷ lệ 92,4%. (Xem chi tiết)

Giao dịch đất nền ở Lâm Đồng sôi động, đề xuất thu hồi 12 dự án 

Tháng 7/2023, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 1.412 giao dịch đất nền. Chiếm phần lớn trong số này là giao dịch đất nền trong khu dân cư hiện hữu, với 1.395 giao dịch. Chỉ có 17 giao dịch đất nền tại dự án. 

Ngoài phân khúc căn hộ chung cư tăng, giao dịch của các loại hình như nhà ở riêng lẻ, cho thuê văn phòng cũng như mặt bằng thương mại dịch vụ trong tháng 7/2023 đều sụt giảm so với tháng 6/2023. (Xem chi tiết)

Lâm Đồng có 12 dự án được gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng nhưng không nộp tiền bị đề xuất thu hồi. (Ảnh: Anh Phương)

Theo Cục thuế tỉnh Lâm Đồng, hiện có 12 dự án trên địa bàn tỉnh đã được gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính bổ sung. Cơ quan này kiến nghị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, chấm dứt dự án và thu hồi đất dự án (Xem chi tiết)

Tin mới về dự án bị thu hồi của công ty ông Đặng Lê Nguyên Vũ 

Sau khi bị chấm dứt hoạt động dự án Khu trưng bày cà phê Trung Nguyên Legend tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, CTCP Cà phê Trung Nguyên kiến nghị được chuyển nhượng quyền sử dụng 4.337m2 đất đã được cấp giấy chứng nhận thuộc dự án. 

Nếu được chấp thuận, CTCP Cà phê Trung Nguyên dự kiến sẽ chuyển nhượng phần đất này cho một doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. (Xem chi tiết)