Điều gì đang diễn ra giữa Vladimir Putin và Donald Trump? Câu hỏi đó đã phủ bóng cuộc bầu cử Mỹ.

Và giờ đây, khi Donald Trump đắc cử tổng thống, chuyện về mối quan hệ của ông với người chủ điện Kremlin lại dậy sóng. 

{keywords}
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. (Ghép ảnh: Salon)

Khi tranh cử, Donald Trump thường xuyên đưa ra những thông điệp tiền hậu bất nhất. Nhưng về Nga, ông khá rõ ràng và kiên định. Ông khen ngợi Putin là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, đáng được ngưỡng mộ. Ông muốn thấy một sự cải thiện nhanh chóng mối quan hệ giữa hai bên.

Mới đây ông còn bình luận: "Chẳng phải là tuyệt vời nếu chúng ta thực sự hòa hợp với Nga?".

Nước Mỹ dưới quyền Trump rõ ràng sẽ muốn đạt thỏa thuận với nước Nga của Putin. Nhưng thỏa thuận đó sẽ thế nào?

Gideon Rachman, nhà báo phụ trách mảng đối ngoại cho tạp chí Financial Times, nhận định, Mỹ sẽ thôi phản đối chuyện Nga sáp nhập Crưm. Dù không đồng ý việc Moscow sáp nhập chính thức bán đảo tự trị này về mặt pháp lý, nhưng Mỹ sẽ chấp nhận nó như một sự đã rồi.

Tiếp đến, Mỹ sẽ dỡ bỏ cấm vận kinh tế. Người Mỹ cũng sẽ từ bỏ bất kỳ gợi ý nào rằng Ukraina hay Grudia sẽ gia nhập NATO. Việc tăng cường binh sĩ NATO ở các quốc gia Baltic cũng sẽ chậm lại hoặc ngừng hẳn.

Đổi lại với những nhượng bộ to lớn đó, Nga được cho là sẽ giảm thiểu hành động ở miền đông Ukraina. Moscow cũng sẽ thôi gây sức ép với các quốc gia vùng Baltic gồm Estonia, Latvia và Lithuania.

Căng thẳng quân sự ở tiền tuyến giữa NATO và Nga sẽ dịu bớt. Khi xung đột giữa hai bên ở Đông Âu giảm thì Mỹ và Nga sẽ có mục tiêu chung ở Trung Đông. Mỹ sẽ từ bỏ mục tiêu hạ bệ Tổng thống Syria Bashar al-Assad để cùng với Nga tấn công tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Từ quan điểm của Donald Trump, sức hấp dẫn của một thỏa thuận như thế là rất rõ ràng. Nếu hiệu quả, nó sẽ làm giảm sự đối đầu nguy hiểm giữa Mỹ và Nga.

Trong chiến dịch vận động bầu cử của mình, tỷ phú Trump cáo buộc nữ đối thủ Hillary Clinton là có nguy cơ gây ra Thế chiến 3, khi ám chỉ việc bà cam kết sẽ tuyên bố "vùng cấm bay" trên bầu trời Syria (quyết định có thể sẽ đẩy Không lực Nga và Không lực Mỹ vào đối đầu).

Từ bỏ mục tiêu hạ bệ Tổng thống Assad mà chính quyền Obama đặt ra cũng sẽ khơi thông bế tắc tồn tại lâu nay trong chính sách Syria của Mỹ.

Giảm bớt căng thẳng ở Đông Âu cũng sẽ là một mong ước lớn, vì Nga mới đây đã đưa vũ khí hạt nhân đến Kaliningrad, dải đất nằm giữa Ba Lan và Lithuania. Và cuối cùng, dỡ bỏ cấm vận và đưa quan hệ thương mại trở lại bình thường cũng là điều muốn làm của những người kinh doanh như tỷ phú Trump.

Gideon Rachman cho rằng, dù có rất nhiều điểm hấp dẫn nhưng một thỏa thuận như vậy giữa Nga và Mỹ luôn chứa đựng nhiều chông gai.

Hầu hết bộ máy chính sách đối ngoại ở Washington sẽ cảnh báo Trump là phải cực kỳ thận trọng về quan hệ với Nga. Và họ sẽ lập luận rằng, bất kỳ một sự nhượng bộ nào của Mỹ cũng có thể bị coi là điểm yếu và khiến Nga càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn.

Thanh Hảo

Trump sẽ làm gì trong ngày nhậm chức?

10 tuần sau khi giành chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử Mỹ, ông Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.

Trump sẽ đối xử với châu Á thế nào?

Đối thoại mềm mỏng hay chủ trương chính sách cứng rắn? - Đó là một câu hỏi lớn mà châu Á đang đối diện khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức vào Phòng Bầu Dục.

Những thói quen của Trump mỗi ngày

Dù bận rộn và lịch trình luôn thay đổi song Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump luôn giữ các thói quen hàng ngày dưới đây:

Nga mở đại chiến dịch đánh IS ở Syria

Quân đội Nga đã mở một chiến dịch quy mô lớn chống quân khủng bố đóng tại tỉnh Homs và Idlib của Syria, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho biết hôm 15/11.

Chi tiết ngạc nhiên khi Trump gặp Obama tại Nhà Trắng

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã rất ngạc nhiên trước khối lượng công việc đồ sộ của ông chủ Nhà Trắng.