Sau ngày đầu năm mới 2009, truyền thông phương Tây đưa tin, Seif al-Islam el-Gaddafi, một cậu con trai của nhà lãnh đạo Libya Muammar el-Gaddafi, đã trả Mariah Carey tới 1 triệu USD chỉ để hát 4 ca khúc trong một bữa tiệc tổ chức trên đảo St Barts, biển Caribbea.
Những chuyện kỳ quặc về Tổng thống Libya
Biểu tình dậy sóng Libya, Gaddafi "quyết tử"
Biểu tình Libya: Số phận Gaddafi và dầu mỏ
Thoát khỏi 'cơn sóng thần' Libya
Chặn bạo lực ở Libya: Thế giới nói suông?
Con trai Tổng thống Libya xuống đường biểu tình
Lãnh đạo Libya có một kho của cải ở Anh
Bất ổn Libya làm kinh tế thế giới chao đảo
Tổng thống Libya tuyên bố sẽ “nghiền nát bất cứ kẻ thù nào”
Các con bất kham
Cũng chính Muatassim, bức điện tín cho biết, là người đã đòi hỏi 1,2 tỉ USD năm 2008 từ Chủ tịch Tập đoàn dầu khí quốc gia của Libya để thành lập đội quân cho riêng mình. Điều này khiến anh ta theo kịp một anh em khác là Khamis, chỉ huy một lực lượng đặc nhiệm “phụng sự hiệu quả như một đơn vị bảo vệ chế độ”.
Tổng thống Libya, Muammar
el-Gaddafi. Ảnh: About
Những “trò vui” trong gia tộc này vài năm gần đây đã tới tai người Libya cho dù Gaddafi thắt chặt kiểm soát truyền thông. Căng thẳng giữa các anh chị em trong gia tộc có thể nổi lên là một nhân tố trong cuộc hỗn loạn tại quốc gia châu Phi giàu dầu mỏ này.
Những đứa trẻ nhà Gaddafi trong các bức điện tín được mô tả là những người cưỡi ngựa đua trong con đường tranh giành quyền lực. “Tất cả con cái của Gaddafi và vợ con họ đều được hỗ trợ để có lợi tức từ công ty Dầu khí quốc gia và các chi nhánh”, một bức điện năm 2006 nhấn mạnh.
Một năm trước đây, có bức điện tín thông báo rằng, những vụ bê bối gia tăng khiến gia tộc đệ nhất của Libya rơi vào “tình trạng suy sụp”. Muatassim thường xuyên tổ chức các bữa tiệc chào năm mới tại St. Barts và thuê các ca sĩ nổi tiếng về hát, trong đó có Beyonce hay Usher. Một “nhà quan sát chính trị địa phương” giấu tên tại Tripoli nói với quan chức ngoại giao Mỹ: “Việc tiệc tùng vui đùa và xa hoa quá mức của Muatassim khiến người dân địa phương tức giận, họ xem các hành động của anh ta là bất kính và đáng xấu hổ với dân tộc”.
Trong khi đó, một người anh khác, Hannibal đã trốn khỏi London sau khi bị cáo buộc hành hung vợ là Aline và sau sự can thiệp của cô con gái nhà Gaddafi, Ayesha, người tới London du lịch dù mang thai nhiều tháng, bức điện tín cho biết. Ayesha cùng với vợ hai của Gaddafi, bà Safiya - là mẹ của sáu trong 8 đứa con của ông - “đã khuyên Aline thông báo với cảnh sát về việc cô bị thương trong một vụ tai nạn và không đề cập bất cứ điều gì về việc hành hung”, bức điện nhấn mạnh.
Trong số các anh chị em “bất kham” của mình, Seif, con trai thứ hai của Tổng thống Libya “không hay vướng mắc những chuyện địa phương”, thường dành những kỳ nghỉ vào việc săn bắn ở New Zealand. Tổ chức từ thiện của ông - Quỹ từ thiện và phát triển quốc tế Gaddafi, đã gửi hàng trăm tấn hàng viện trợ tới quốc gia bị động đất tàn phá Haiti, và ông cũng được xem là người có viễn cảnh hợp lý để kế nhiệm cha.
Cùng năm 2010, theo nội dnug một bức điện tín, những thanh niên trẻ người Libya qua các cuộc tiếp xúc đều cho biết, Seif al-Islam là hy vọng của “Libya ngày mai”. Các nam thanh niên trong độ tuổi 20 nghĩ ông là chọn lựa đúng đắn để điều hành đất nước. Họ mô tả ông là người có học thức, văn hóa và một trong ít người mong muốn tương lai tốt đẹp hơn cho Libya, khác hẳn với các anh em khác.
Người cha hoang tưởng
Nhưng giờ đây, mọi thứ đã khác, những thanh niên đổ xuống đường biểu tình yêu cầu lật đổ toàn gia đình, và cũng chính Seif el-Gaddafi là người đã tuyên bố trên truyền hình lúc 1h sáng thứ hai rằng, Libya sẽ đối mặt với cuộc nội chiến và “những dòng sông máu” nếu bạo lực tiếp tục leo thang.
Với vị lãnh đạo Gaddafi, 68 tuổi, các bức điện tín cung cấp một bức chân dung khá hấp dẫn, mô tả ông là như người mắc bệnh hoang tưởng, rất sợ hãi phải bay trên mặt nước, thường xuyên ăn chay vào thứ hai và thứ năm. Điện tín nói rằng, ông là người hâm mộ cuồng tín đua ngựa và nhảy flamenco, người tự phong mình là “Vua của Văn hóa" với danh sách dài các danh hiệu ông trao cho chính mình, và cũng là người đi khắp mọi nơi với một đội ngũ các nữ vệ sĩ xinh đẹp tháp tùng.
Sau khi Gaddafi tuyên bố từ bỏ theo đuổi chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt năm 2003, rất nhiều quan chức Mỹ đã hoan nghênh sự hợp tác của ông. Đến thăm Libya năm 2009, thượng nghị sĩ Joseph I. Lieberman, nói với vị lãnh đạo rằng, Libya là “một đồng minh rất quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố”.
Trước khi Condoleezza Rice thăm Libya năm 2008 - Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên làm như vậy kể từ năm 1953 - Đại sứ quán Mỹ tại Tripoli đã nỗ lực nhấn mạnh vào những quan điểm tích cực. Rằng sự thực là Gaddafi “nổi tiếng nhanh trí” và cảnh báo bà Rice rằng “có thể có những khoảnh khắc im lặng kéo dài, bất tiện”. Nhưng các bức điện tín cũng khẳng định, ông là “người rất khao khát tin tức”, người có những ý tưởng đặc biệt như giải quyết cuộc xung đột Israel - Palestine bằng sự ra đời của một nhà nước duy nhất có tên gọi “Isratine”.
“Một người tự xưng là trí thức và một triết gia”, bức điện tín ngoại giao mật đánh giá về ông Gaddafi với bà Rice, “ông ấy háo hức mong chờ nhiều năm qua cơ hội được chia sẻ với bà quan điểm của ông về các vấn đề toàn cầu”.
-
Thụy Phương (Theo Nytimes)