Theo đài RT, tuyên bố của các ngoại trưởng G7 sau cuộc họp ở Tokyo, Nhật Bản hôm 8/11 đã tái nhắc lại cam kết trước đó của nhóm về việc theo đuổi chính sách trừng phạt Moscow vì chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Tuy nhiên, đối với kim cương của Nga, các nước thành viên chỉ nhất trí “đẩy nhanh quá trình tham vấn về năng lượng, kim loại và tất cả các loại kim cương phi công nghiệp, bao gồm cả những loại được khai thác, tinh chế hoặc sản xuất tại xứ sở bạch dương”.
Năm ngoái, Mỹ, Anh, Canada và New Zealand đã cấm hoặc hạn chế một phần việc nhập khẩu kim cương thô từ Nga. G7 và Liên minh châu Âu (EU) trong những tháng gần đây cũng đang cân nhắc mở rộng lệnh cấm để bao gồm cả việc hạn chế nhập khẩu trực tiếp kim cương từ Nga và thúc đẩy cơ chế ngăn chặn nhập khẩu gián tiếp kim cương thô có nguồn gốc từ nước này.
Các hãng thông tấn trích dẫn một số nguồn thạo tin hé lộ, các cường quốc trong G7 dự kiến sẽ giới thiệu một hệ thống theo dõi đặc biệt, cho phép kiểm tra thực tế các lô hàng kim cương và dữ liệu truy xuất nguồn gốc bắt buộc đối với các nhà sản xuất cũng như kinh doanh mặt hàng này.
G7 và EU đã phác thảo những biện pháp trừng phạt ngành kim cương của Nga từ cuối tháng 10. Lệnh cấm này dự kiến sẽ được đưa vào gói trừng phạt Moscow thứ 12 sắp tới của EU và được G7 thực thi trước ngày 1/1/2024. Song, một nhà ngoại giao EU cấp cao chia sẻ với Reuters hôm 6/11 rằng, Brussels vẫn đang chờ G7 công bố đề xuất chi tiết về lệnh cấm nhằm đưa ra các biện pháp trừng phạt riêng của khối.
Vì sao Mỹ khó ‘cấm cửa’ kim cương và vàng từ Nga?
Lý do kim cương Nga 'thoát' các lệnh trừng phạt của phương Tây
EU trừng phạt nhiều cá nhân và thực thể của Nga do liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine, nhưng ngành kim cương của Nga lại thoát được các biện pháp trả đũa.