- Ai sẽ được giải Nobel trong vai trò người kiến tạo hòa bình cho bán đảo Triều Tiên? Chúng ta sẽ chờ và xem liệu có một nền hòa bình để trao giải hay không đã.

Nobel hòa bình cho Tổng thống Trump…?

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ được giải Nobel Hòa bình ư? Đó là một quan điểm hơi choáng nhưng đang ngày càng được nói đến nhiều hơn sau cuộc gặp khá thân thiện giữa ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 12/6 vừa qua.

Nói về giải Nobel Hòa bình lúc này tất nhiên là còn quá sớm. Cuộc gặp Trump – Kim đã được quan tâm đánh giá cao, nhưng chưa có thỏa thuận thực sự nào và đây không phải là cuộc gặp đầu tiên đem lại hy vọng hòa giải hai miền Triều Tiên.

Tuy nhiên, nhìn nhận theo hướng lạc quan, thỏa thuận đạt được tại hội nghị ở Singapore đã đạt tiến bộ lớn. Nếu không phải là hướng tới “phi hạt nhân hóa hoàn toàn và nhanh chóng” mà chính quyền Trump nhấn mạnh, thì ít nhất cũng là hướng tới một nền hòa bình chính thức trên bán đảo Triều Tiên và một sự “tan băng” đáng kể trong quan hệ liên Triều.

Vậy thì ông Trump liệu có xứng Nobel Hòa bình?

Bằng việc đưa ra những ngôn từ mạnh, sỉ nhục và thậm chí dọa cho nổ tung Đông Bắc Á, Tổng thống Trump đã buộc Triều Tiên phải trở lại bàn đàm phán? Cách nghĩ này nghe có vẻ hợp lý. Nhưng ông Kim đã tỏ ra là một người tự tin vào quyền lực của mình, chứ không hề run sợ. Hầu hết các chuyên gia Mỹ coi một cuộc tấn công của Mỹ là một sự cá cược đơn thuần. Và bất chấp những khoa trương ầm ĩ thời gian qua, đến nay ông Trump vẫn tránh mọi hành động có thể dẫn đến xung đột nghiêm trọng.

Nếu cách hành xử đối đầu của Washington cưỡng ép được điều gì, thì có lẽ là một sự thay đổi trong chiến lược, hơn là mục tiêu của Triều Tiên.

Ông Kim phát biểu tại một cuộc họp cấp cao của Đảng Lao động Triều Tiên hồi đầu năm nay rằng chính quyền Triều Tiên đã hoàn tất sức mạnh hạt nhân trong chiến lược “byungjin” (tức là chính sách phát triển song song, cả hạt nhân và kinh tế), vì vậy Bình Nhưỡng giờ đây có thể tập trung vào kinh tế. Ông không hề nói rằng chính phủ của ông hoàn tất chương trình hạt nhân chỉ để từ bỏ sức mạnh đó.

Ngược lại, trong thông điệp Năm mới 2018, ông Kim tuyên bố rằng Triều Tiên giờ đã sở hữu “một khả năng răn đe chiến tranh hùng mạnh và đáng tin cậy, mà không thế lực nào và không gì có thể đảo ngược”.

Nhưng tiếp tục chính thức chống lại phi hạt nhân hóa chắc chắn sẽ chỉ tiếp tục đối đầu với Mỹ. Điều này có thể giải thích cho “đòn nhử” của Bình Nhưỡng đối với Hàn Quốc. Seoul đã tạo ra cơ hội ký các thỏa thuận mà không cần có phi hạt nhân hóa hoàn toàn, trong khi giảm bớt nguy cơ Mỹ hành động quân sự. Đây không phải là một chiến lược của sự thất vọng, mà là chiến lược của sự kiên nhẫn. 

{keywords}
Ai là người thực sự có vai trò kiến tạo hòa bình cho bán đảo Triều Tiên? Từ trái qua phải: ông Kim Jong-un, ông Moon Jae-in, ông Donald Trump, ông Tập Cận Bình.

… hay ông Tập Cận Bình?

Một ứng cử viên khác cho giải Nobel Hòa bình năm nay cần kể tới là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, vì đã gây sức ép kinh tế lên Triều Tiên.

Bắc Kinh thắt chặt trừng phạt và thúc ép mỗi khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân hay tên lửa mới. Ông Tập cũng từ chối gặp ông Kim, dù có các cuộc tiếp xúc thường xuyên với Tổng thống Hàn Quốc, cho tới khi cuộc khủng hoảng có vẻ đạt đến cực điểm.

Các trừng phạt đã khiến nền kinh tế Triều Tiên bị ảnh hưởng đáng kể, nhưng khó khăn không phải là cái gì mới mẻ đối với người dân Triều Tiên. Chẳng có lý do gì để cho rằng ông Kim sẽ hy sinh mục đích địa chính trị nhằm cải thiện đời sống nhân dân.

Hơn nữa, vụ “cá cược” thượng đỉnh của ông Kim đã tạo đòn bẩy với Trung Quốc. Bằng việc sắp xếp một cuộc gặp song phương với Mỹ, Bình Nhưỡng đã cô lập Bắc Kinh. Có tin đồn là việc Triều Tiên không còn nhấn mạnh đến yêu cầu Mỹ rút lực lượng quân sự khỏi Hàn Quốc trước cuộc gặp là một dấu hiệu gửi tới Trung Quốc rằng Triều Tiên sẽ không bảo vệ các lợi ích cũ.

Dù sao thì ông Tập đã mời ông Kim đến thăm vào phút chót, trước khi diễn ra cuộc gặp Trump – Kim. Bắc Kinh có thể đã đưa ra các nhượng bộ mới để đảm bảo sự can dự của mình vào các cuộc đàm phán Mỹ - Triều.

Như vậy, ông Tập có vẻ không phải là động lực đầu tiên đằng sau “cú xoay vần” của Bình Nhưỡng.

… hay ông Kim Jong-un?

Kim Jong-un đã khởi động tiến trình hòa giải hiện nay bằng thông điệp Năm mới 2018, trong đó gợi ý “chính quyền Hàn Quốc nên hồi đáp tích cực những nỗ lực chân thành của chúng tôi về hòa giải” và “một bầu không khí thuận lợi cho hòa giải và thống nhất dân tộc cần được thiết lập”. Ông thậm chí còn “cầu chúc sớm cho Olympic PyeongChang thành công” và đề xuất “cử phái đoàn của chúng tôi và thông qua nhiều biện pháp cần thiết khác”.

Đây không phải là tuyên bố lợi ích ngoại giao đầu tiên của ông Kim. Cách đây 5 năm, Triều Tiên đã thể hiện mong muốn có quan hệ tốt đẹp hơn với Mỹ. Sau khi “hoàn thiện” khả năng răn đe hạt nhân của Triều Tiên, ông Kim tin rằng ông sẽ đàm phán ở một vị thế mạnh, không phải là kẻ yếu mà ông Trump hy vọng có thể bắt nạt.

Thông điệp Năm mới của ông Kim đã phát huy tác dụng một cách đặc biệt, vì nó đã trả lời cho những lo ngại của Hàn Quốc rằng Triều Tiên có thể định phá hoại kỳ Olympic PyeongChang như từng làm cách đây 3 thập kỷ. Ông Kim sau đó còn đề xuất gặp ông Trump và có một số bước hòa giải. Nếu hòa bình và ổn định được thúc đẩy, ông Kim sẽ là người đưa đất nước ông đến một tương lai tươi sáng hơn.

… hay ông Moon Jae-in?

Ngay sau khi nhậm chức, ông Moon đã thông báo ý định “ngồi ở ghế lái” khi giải quyết vấn đề Triều Tiên. Tính cách hòa bình của ông đã tạo ra khả năng đạt đột phá.

Ông Moon đắc cử năm ngoái bất chấp – chứ không phải vì - cam kết hòa giải với Triều Tiên. Ông thậm chí đã phải giảm bớt chính sách này sau những hoài nghi của dư luận, và để phù hợp hơn với một đồng minh có cái nhìn thù địch với Triều Tiên như ông Trump.

Tuy nhiên, ông Moon, người đã leo cao trên con đường chính trị như một trong những kiến trúc sư của “chính sách Ánh dương” trước đây, đã coi Triều Tiên là một ưu tiên sau khi nhậm chức hồi tháng 5/2017. Quan trọng nhất, ông đã tận dụng cơ hội cởi mở của nhà lãnh đạo Triều Tiên. Hợp tác trong kỳ Olympic đã dẫn tới cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều với khẩu hiệu chính thức là “Hòa bình, một sự khởi đầu mới”, và cuộc gặp thượng đỉnh Trump – Kim.

Nếu ông Kim và ông Trump đạt một thỏa thuận, thành công này chính là nhờ sự bền bỉ của ông Moon.

***

Ai sẽ được giải Nobel trong vai trò người kiến tạo hòa bình cho bán đảo Triều Tiên? Chúng ta sẽ chờ và xem liệu có một nền hòa bình để trao giải hay không đã. Trong mọi trường hợp, có nhiều ứng cử viên sáng giá hơn ông Donald Trump. Ông là người đã ký một thỏa thuận tốt với Triều Tiên, nhưng điều đó sẽ không thể xảy ra nếu không có hành động của các ứng cử viên khác sáng giá hơn./.

Diệu An

Ông lớn nào sẽ được vào “những bãi biển xinh đẹp” của Triều Tiên?

Ông lớn nào sẽ được vào “những bãi biển xinh đẹp” của Triều Tiên?

Thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cho thấy Triều Tiên đã cải thiện đáng kể từ khi ông Kim lên nắm quyền, tháng 12/2011.  

Kim Jong-un đã thắng trong “canh bạc lòng tin” Mỹ – Triều?

Kim Jong-un đã thắng trong “canh bạc lòng tin” Mỹ – Triều?

Sau cuộc gặp lịch sử tại khách sạn Capella, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un coi như đã giành phần thắng trong “canh bạc lòng tin”.

Lời hứa từ thượng đỉnh Mỹ - Triều: Cứ phải chờ xem

Lời hứa từ thượng đỉnh Mỹ - Triều: Cứ phải chờ xem

Tái khẳng định của Triều Tiên về phi hạt nhân hóa hoàn toàn ở hội đàm với Mỹ là tín hiệu lạc quan cho cả thế giới, nhưng có trở thành hiện thực không, còn phải chờ xem, cựu đại sứ Dương Chính Thức nói.

Tướng Hưởng phân tích về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều

Tướng Hưởng phân tích về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều

Tuy cuộc gặp Mỹ - Triều đã được ấn định nhưng triển vọng của nó vẫn mong manh và khó lường do những tuyên bố bấp bênh và những tính toán chiến thuật của cả hai bên.

Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Hồi kết cho toàn bộ câu chuyện

Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Hồi kết cho toàn bộ câu chuyện

Răn đe sẽ tiếp tục và ngoại giao để cân bằng với răn đe chưa hoàn toàn bị loại trừ.

Triều Tiên thử tên lửa, Trung Quốc mạnh tay nhưng không thể làm "gãy chày"

Triều Tiên thử tên lửa, Trung Quốc mạnh tay nhưng không thể làm "gãy chày"

Nhưng điều Trung Quốc đang làm chứa đựng nguy cơ cao bởi nếu Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa, Trung Quốc sẽ bị dồn vào thế khó ăn khó nói.