“Ba Lan có thể bắt đầu nhiệm vụ huấn luyện cho các kíp lái xe tăng của chúng tôi. Tôi cũng hy vọng rằng phía Đức sẽ tiến hành các cuộc tham vấn nội bộ và đưa ra quyết định chuyển giao xe tăng. Tôi khá lạc quan về việc chuyển giao xe tăng bởi bước đầu tiên đã được thực hiện”, hãng tin RT dẫn lời ông Reznikov nói bên lề hội nghị được tổ chức ở Đức hôm 20/1 về vấn đề viện trợ vũ khí cho Ukraine.
Ở một diễn biến khác, chính phủ Cộng hòa Czech cho biết họ chưa từng nhận được lời đề nghị viện trợ số xe tăng Leopard 2, mà Đức sẽ chuyển giao cho nước này, cho các lực lượng vũ trang Kiev.
“Cả Cộng hòa Czech và Slovakia không hề có ý định chuyển giao xe tăng Leopard cho Ukraine. Không ai đề nghị hay mời gọi chúng tôi làm điều đó. Ngay cả những đồn đoán về việc chúng tôi sẽ nhận xe tăng M1 Abrams từ Mỹ để thay cho các xe tăng Leopard cũng là tin giả”, thông cáo từ Bộ Quốc phòng Cộng hòa Czech viết.
Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ về cam kết của Thụy Điển khi gia nhập NATO
Theo hãng tin RT của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay (22/1) đã cáo buộc Thụy Điển không thực hiện đầy đủ các cam kết về việc “trấn áp và loại bỏ hoạt động tuyên truyền của các nhóm khủng bố” theo thỏa thuận mà Stockholm đã cam kết với Ankara vào giữa năm ngoái, để đổi lấy việc Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận cho Thụy Điển gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
“Thụy Điển đã vi phạm trắng trợn những cam kết theo Bản ghi nhớ ba bên về việc ngăn chặn sự tuyên truyền của các tổ chức khủng bố. Việc bị ràng buộc bởi các cam kết và thực hiện chúng là hai vấn đề khác nhau”, thông cáo từ Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ viết.
Trước đó, Phần Lan và Thụy Điển vào tháng 5/2022 đã chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO, nhằm ứng phó với việc Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Tuy nhiên, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ sau đó đã lên tiếng phản đối, vì cho rằng hai nước Bắc Âu đang chứa chấp nhiều đối tượng có liên quan tới các nhóm vũ trang chống Ankara.
Thế bế tắc được giải tỏa sau khi 3 nước ký một thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nha vào tháng 6/2022, trong đó Ankara sẽ chấm dứt việc phủ quyết NATO kết nạp Phần Lan và Thụy Điển để đổi lấy những cam kết chống khủng bố và xuất khẩu vũ khí từ Helsinki và Stockholm.