Chưa áp dụng bảng giá đất điều chỉnh 

Tuần qua, dự thảo quyết định điều chỉnh bảng giá đất được Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TPHCM đưa ra lấy ý kiến đã nhận sự quan tâm của dư luận. 

Theo dự thảo, 2 nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất khi áp dụng bảng giá đất mới là hộ gia đình, cá nhân được công nhận quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất. (Xem chi tiết)

So với bảng giá hiện hành, giá các loại đất tại bảng điều chỉnh có tăng nhưng vẫn thấp hơn giá giao dịch trên thị trường. Đơn cử như khu trung tâm TPHCM, theo bảng điều chỉnh, giá đất cao nhất là 810 triệu đồng/m2 nhưng trước đây đã có giao dịch 2 tỷ đồng/m2. (Xem chi tiết)

W-nguyễn quang 2.jpeg
Có 2 nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất khi áp dụng bảng giá đất điều chỉnh. Ảnh: Nguyễn Quang

Về nhận định việc điều chỉnh này sẽ góp phần làm tăng giá bất động sản, ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở TN-MT - cho rằng không đúng. Theo ông Thắng, bảng giá đất mới sẽ phản ánh đúng và đủ giá giao dịch thị trường. (Xem chi tiết)

Một số ý kiến cho rằng, giá đất sau điều chỉnh tại các huyện vùng ven tăng mạnh, như tại huyện Hóc Môn có nơi tăng 50 lần. Theo ông Thắng, giá đất được đề cập là tại bảng năm 2020 và chưa nhân với hệ số điều chỉnh. (Xem chi tiết)

Lo ngại người dân sẽ chịu áp lực khi nộp tiền sử dụng đất cao hơn, Hiệp hội bất động sản TPHCM kiến nghị “tại thời điểm này chưa thật cần thiết để điều chỉnh bảng giá đất”.

Đến ngày 1/8 vừa qua, quyết định điều chỉnh nói trên vẫn chưa được Hội đồng Thẩm định bảng giá đất TPHCM thẩm định. (Xem chi tiết)

Chi tiết 5 dự án bất động sản được gỡ vướng pháp lý hoàn toàn

Từ khi thành lập vào tháng 5/2023, đến nay, Tổ Công tác của TPHCM đã ban hành 15 thông báo kết luận, xem xét giải quyết cho 30 dự án bất động sản vướng mắc về thủ tục pháp lý. 

Trong đó, 5 dự án được giải quyết hoàn toàn và 25 dự án đang được các sở, ngành tham mưu xử lý. (Xem chi tiết)

the metropole thủ thiêm.jpeg
The Metropole Thủ Thiêm - 1 trong 5 dự án tại TPHCM được tháo gỡ pháp lý hoàn toàn. Ảnh: S.K.

Nửa năm qua, TPHCM không có dự án nhà ở nào đủ điều kiện mở bán

Quý 2 năm nay, TPHCM có 8 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư. Về nhà ở thương mại, cả quý có 2 dự án hoàn thành, cung ứng 1.222 căn hộ, và 28 dự án khác đang triển khai. Trong khi đó, nhà ở xã hội và nhà ở công nhân vẫn thiếu hụt nguồn cung khi chỉ có 1 dự án được cấp phép và 1 dự án hoàn tất với quy mô 368 căn.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, TPHCM có 9 dự án nhà ở thương mại được chấp thuận chủ trương đầu tư và 1 dự án được cấp phép. Tuy vậy, vẫn không có dự án nào đủ điều kiện mở bán. (Xem chi tiết)

‘Quận nhà giàu’ TPHCM có phố thương mại, ẩm thực đầu tiên

TPHCM đã chấp thuận cho UBND quận 7 triển khai đề án thí điểm phát triển kinh tế đêm gắn với phát triển du lịch. Ngày 30/8, quận 7 sẽ khai trương phố thương mại - ẩm thực Sky Garden tại phường Tân Phong. 

Đây là phố thương mại, ẩm thực đầu tiên của quận 7. Hai phố thương mại còn lại của quận sẽ được triển khai trong thời gian tới là khu hồ Bán Nguyệt – cầu Ánh Sao và khu đường N11 - cư xá Ngân hàng. (Xem chi tiết)

quận 7 2.jpg
Thiết kế hộp đèn với hình ảnh logo nhận diện thương hiệu sẽ được treo trước các cơ sở kinh doanh. Ảnh: UBND Quận 7 cung cấp

Lần đầu ngồi ghế ‘nóng’, ông Cường ‘đô la' bị truy về dự án liên quan Vạn Thịnh Phát 

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai nhận được sự chú ý khi doanh nghiệp này vừa trải qua những biến động, nhất là thông tin bà Nguyễn Thị Như Loan bị khởi tố liên quan đến sai phạm tại khu đất công 39-39B Bến Vân Đồn, quận 4. 

Ông Nguyễn Quốc Cường (con trai bà Loan) được bổ nhiệm làm người đại diện pháp luật kiêm Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai. Tại đại hội cổ đông, ông Cường bị cổ đông truy vấn về hướng xử lý dự án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. (Xem chi tiết)