Thời gian qua, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát tốt các loại dịch bệnh động vật trên cạn, tạo thuận lợi cho chăn nuôi phát triển. 

Cụ thể, trong thời gian qua, dịch cúm gia cầm xảy ra tại 125 xã của 33 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy tổng số 457 nghìn con gia cầm (chiếm 0,09% tổng đàn gia cầm) với các chủng virus cúm A/H5N6, A/H5N1, riêng chủng virus cúm A/H5N8 (xuất hiện tại Việt Nam tháng 6-2021 ở 15 tỉnh, thành phố, buộc phải tiêu hủy 47.000n con gia cầm).

Cần tăng cường giám sát các ổ dịch để kịp thời có các giải pháp ứng phó, xử lý hữu hiệu.

Hiện cả nước có khoảng 3.700 cơ sở, trang trại chăn nuôi và vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Đặc biệt nhiều cơ sở, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó có các cơ sở, trang trại chăn nuôi lợn đã xây dựng thành cơ sở, trang trại chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Kiểm soát tốt dịch bệnh trên động vật và thủy sản góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho tái đàn, tăng đàn vật nuôi. 

Để bảo vệ và phát triển ngành chăn nuôi trong thời gian tới, các chuyên gia thú y đề nghị các địa phương cần tiếp tục triển khai việc tiêm vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm (trừ  bệnh dịch tả lợn châu Phi là chưa có vắc xin), tăng cường giám sát các ổ dịch để kịp thời có các giải pháp ứng phó, xử lý hữu hiệu.

Cùng với đó, các địa phương cần bố trí nguồn lực để tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch quốc gia về phòng chống dịch bệnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quan tâm hỗ trợ, đẩy mạnh xây dựng các cơ sở, trang trại chăn nuôi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh nhằm đảm bảo chất lượng và nguồn cung thực phẩm trong nước cũng như xuất khẩu.

Mạnh Hưng