Tàu USS Gabrielle Giffords, một con tàu tác chiến ven bờ êm nhẹ và siêu tốc, đã rời thành phố cảng San Diego vào đầu tháng này, chở theo hệ thống tên lửa hành trình chống hạm Naval Strike Missile (NSM) thế hệ mới nhất, và một trực thăng không người lái có chức năng hỗ trợ tên lửa này nhắm trúng mục tiêu.

NSM là một hệ thống tên lửa hành trình “lướt biển” rất khó để phát hiện trên radar, và có khả năng xoay sở để tránh các vũ khí phòng thủ của đối phương. Nó được ghép cặp với tàu Gabrielle Giffords và trực thăng lửa trinh sát không người lái MQ-8B, được dùng để do thám trước mục tiêu.

{keywords}
Hệ thống tên lửa hành trình tối tân Naval Strike Missile (NSM)

Vũ khí này sẽ giúp tăng cường sức mạnh huỷ diệt của quân đội Mỹ - theo chỉ huy John Fage, một đại diện của Hạm đội thứ 3 của Hải quân Hoa Kỳ, người đã xác nhận thông tin huy động tên lửa này đến Thái Bình Dương.

“Lầu Năm Góc đang xây dựng một lực lượng quân đội có thể vận hành một cách bền vững hơn và có khả năng cao hơn trong việc chiến đấu và sinh tồn trong khu vực chống xâm nhập và nguy hiểm chết người thuộc kiểm soát của quân đội Trung Quốc”, nhà phân tích quốc phòng hàng đầu Timothy Heath cho biết, khi nói về sự kết hợp giữa các tàu chiến, máy bay và tên lửa được quân đội Trung Quốc sử dụng để kiểm soát nhiều khu vực trên biển Thái Bình Dương.

Cả Mỹ và Trung Quốc đều đổ lỗi cho nhau cho tốc độ quân sự hoá chóng mặt ở Biển Đông, một trong những khu vực có nhiều tranh chấp nhất trên thế giới. Rất nhiều quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền ở các phần khác nhau trong khu vực nhiều hoạt động thương mại này, song tuyên bố của Trung Quốc là 'bành chướng' nhất, bao phủ phần lớn diện tích của vùng biển.

{keywords}
Tàu tác chiến ven biển USS Gabrielle Giffords

Việc huy động hệ thống vũ khí mới này mang đến một thông điệp quan trọng và có thể sẽ “thay đổi cục diện cuộc chơi” ở khu vực phía đông Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc hiện có lợi thế về số lượng tên lửa hành trình với tỉ lệ 3-1 so với Mỹ, cựu thuyền trưởng của Hải quân Mỹ Carl Schuster cho biết.

“Đây là bước đầu tiên trong quá trình sửa chữa tình trạng mất cân bằng sẽ còn tiếp diễn trong nhiều năm tới”, ông phân tích.

Các vũ khí mới của Mỹ sẽ không chỉ gửi thông điệp đến Trung Quốc, mà còn cho các đối tác của Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) như Singapore và Việt Nam, những nước đang có mối quan hệ ngày càng trở nên căng thẳng với Bắc Kinh về những vấn đề liên quan đến chủ quyền biển đảo và quyền khai thác khoáng sản ở các khu vực như Biển Đông.

“Hiệu quả sau cùng sẽ là cải thiện mức độ đáng tin cậy của Mỹ và khả năng cản trở thế lực của Washington ở khu vực”, ông Heath nhận định. “Nó cũng khiến cho việc hợp tác với Mỹ không còn là một rủi ro quá cao, vì những sự đầu tư này cho thấy thái độ cam kết của Mỹ đối với khu vực này”.

Anh Thư