lính Nga ảnh Tass
Binh sĩ Nga. Ảnh: Tass

Thành phố Pokrovsk, đang dần bị quân đội Moscow tiến vào từ nhiều phía, là nơi có một trung tâm hậu cần chính được lực lượng Ukraine sử dụng để phục vụ cho khu vực phía đông Donbass 

Trong nhiều tháng, lực lượng Nga đã tìm cách giành thành phố này, và trong những tuần gần đây tốc độ tiến quân binh lính Nga dường như đã tăng lên.

Chuyên gia quân sự Mykhaylo Zhyrokhov nói với BBC: "Pokrovsk là một trung tâm rất quan trọng, một trung tâm phòng thủ. Nếu chúng tôi mất Pokrovsk, toàn bộ tiền tuyến sẽ sụp đổ".  

Ukraine xây nhà máy vũ khí dưới lòng đất

Tờ Kyiv Independent dẫn tuyên bố đưa ra ngày 7/9 của ông Zelensky tại Diễn đàn Kinh tế quốc tế Ambrosetti ở Italia: "Chúng tôi đang xây dựng các cơ sở ngầm để sản xuất vũ khí, để binh sĩ Ukraine có thể tự vệ ngay cả khi nguồn cung từ các đối tác của chúng tôi bị chậm trễ". 

Ông Zelensky đã tới Italia để gặp gỡ các lãnh đạo doanh nghiệp địa phương và Thủ tướng Ý Giorgia Meloni khi Kiev tăng cường kêu gọi được cung cấp thêm các biện pháp phòng không và viện trợ khác để đẩy lùi bước tiến của quân Nga. Nhà lãnh đạo này cho hay, Ukraine đã phát triển các loại máy bay không người lái và tên lửa mới để đem xung đột trở lại Nga. 

Trong một bài phát biểu tại Diễn đàn kinh tế quốc tế Ambrosetti tối 8/9, Tổng thống Zelensky cho biết đã thảo luận một số chi tiết về kế hoạch chiến thắng của Ukraine với phái đoàn các nghị sĩ Mỹ tại Italia. Kế hoạch này sẽ được trình lên Tổng thống Mỹ Joe Biden và các ứng cử viên tổng thống Kamala Harris và Donald Trump.

Tổng thống Zelenskyy cũng cho biết Ukraine "thực sự trông đợi" vào kết quả của cuộc trò chuyện sắp tới với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin.

Ông nói thêm rằng các cuộc đàm phán với Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Ý Giorgia Meloni cũng rất quan trọng đối với Ukraine.

Đức muốn xung đột ở Ukraine kết thúc nhanh hơn

Hãng RT dẫn lời Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 8/9 cho biết, cần có nỗ lực mới để chấm dứt xung đột giữa Moscow và Kiev. Nhà lãnh đạo này tuyên bố: "Tôi tin rằng bây giờ là lúc thảo luận về cách đạt được hòa bình từ tình trạng xung đột hiện nay, với tốc độ nhanh hơn".

Mặc dù ban đầu không muốn đổ nhiều viện trợ quân sự vào Ukraine như những nước phương Tây khác, song Berlin đã trở thành một trong những nước ủng hộ hàng đầu của Kiev trong bối cảnh xung đột.

Đức đã cung cấp cho quân đội Ukraine nhiều loại vũ khí, bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1 và 2, cũng như xe chiến đấu bộ binh Marder.