"Bán đảo Crưm đang được trang bị nhiều hệ thống phòng không nhất có thể. Bởi cây cầu không chỉ mang tầm quan trọng thực tế đối với Nga, mà còn là ý nghĩa biểu tượng”, hãng tin RBC-Ukraine dẫn lời phát ngôn viên Hải quân Ukraine Dmytro Pletenchuk.
Cũng theo ông, Crưm đóng vai trò là căn cứ cho lực lượng phía nam của Nga, nơi nhân sự được bổ sung, các đơn vị được tiếp tế, và tổ chức nhiều cuộc diễn tập khác nhau. Hiện tại, tất cả các hệ thống phòng không hiện đại của Nga đều đã được triển khai trên bán đảo Crưm gồm S-300, S-400, và S-500.
Ông Pletenchuk nói thêm, Ukraine vẫn chưa có thông tin về mục đích Nga xây "công trình bí ẩn" gần cầu Crưm. Tuy nhiên, đây có thể là một cấu trúc để bảo vệ hoặc kỹ thuật, hoặc chỉ là một lối đi mới.
Hải quân Ukraine đã nhiều lần tấn công cầu Crưm bằng các loại vũ khí khác nhau như xuồng không người lái (USV) và tên lửa. Những cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại đáng kể, dẫn đến một phần cấu trúc của cây cầu bị phá hủy. Do đó, việc sử dụng cầu để vận chuyển hàng hóa, trang thiết bị quân sự của Nga tạm thời gặp khó khăn. Nga cũng đã tiến hành công việc sửa chữa, và hạn chế di chuyển qua cầu.
Vào tháng 6, Viện Nghiên cứu Chiến tranh nhận định, nếu các cuộc tấn công của Hải quân Ukraine phá hủy cầu Crưm, khả năng duy trì sự kiểm soát của Nga đối với bán đảo Crưm sẽ bị suy yếu. Bán đảo Crưm thuộc Ukraine, nhưng đã sáp nhập vào lãnh thổ Liên bang Nga hồi năm 2014.