phan-lan-ngoai-truong-1.jpg
Ngoại trưởng Phần Lan. Ảnh: RT

Tuy nhiên, vào thời điểm này, Phần Lan không sẵn sàng điều quân tới Ukraine hay thảo luận về một khả năng như vậy, hãng tin RT dẫn lời bà Elina Valtonen nói. 

Hồi tháng 2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gây tranh cãi sau khi cho rằng khối quân sự do Mỹ đứng đầu không thể loại trừ khả năng cử binh sĩ NATO tới giúp Ukraine. Một số quốc gia thành viên NATO, đã mau chóng bác bỏ ý tưởng của ông Macron và khẳng định sẽ không đưa quân tới Ukraine. 

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Phần Lan ngày 15/3 lập luận rằng theo giả thuyết, mọi điều đều có thể xảy ra nếu tình hình thực tế xấu đi. "Điều quan trọng là chúng tôi không loại trừ mọi khả năng về lâu dài vì chúng tôi không bao giờ biết được tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng đến mức nào", bà Valtonen nói. 

Theo nhà ngoại giao này, trong lúc đó, các nhà tài trợ của Kiev có thể làm được nhiều hơn thế, cụ thể là trang bị vũ khí cho lực lượng của mình. Bà Valtonen chỉ trích Mỹ vì trì hoãn viện trợ mới cho Ukraine. Kể từ khi gia nhập NATO, Phần Lan đã vượt mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng của khối, trong đó hơn 0,6% cho riêng Ukraine. 

Phần Lan có chung đường biên giới dài 1.300km với Nga và Moscow lập luận rằng việc Phần Lan gia nhập NATO đã đe dọa chứ không đảm bảo an ninh cho Phần Lan. 

Sau khi Phần Lan trở thành thành viên NATO vào năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố thành lập một quân khu mới giáp với quốc gia Bắc Âu này. Người đứng đầu nước Nga tuyên bố trước khi Phần Lan gia nhập NATO rằng "không có rắc rối nào" song khi Phần Lan thành một phần của NATO, ông Putin cho hay "bây giờ sẽ có".

Phần Lan có tổng thống mới sau khi gia nhập NATOÔng Alexander Stubb đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Phần Lan hôm nay (1/3), sẵn sàng lãnh đạo trong một kỷ nguyên mới sau khi nước này gia nhập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).