Tổng thống Hungary Katalin Novak. Ảnh: AP

“Về vấn đề cuộc xung đột ở Ukraine chúng ta cần phải thực dụng, nhưng cũng cần nghĩ đến sự tồn vong của châu Âu. NATO cần đứng ngoài cuộc chiến, không được phép khuất phục trước cảm xúc và tham gia vào xung đột”, RIA Novosti dẫn lời bà Novak cho biết tại cuộc gặp với các đại sứ nước ngoài đang làm việc tại Hungary.

Ngoài ra, Tổng thống Hungary kêu gọi các nhà ngoại giao làm việc trên tinh thần tôn trọng văn hóa của nhau.

Đan Mạch đối mặt với “tình thế tiến thoái lưỡng nan” vì một yêu cầu từ Ukraine

Theo báo cáo của kênh truyền hình địa phương TV2, vì Ukraine mong muốn có được lựu pháo Caesar đang phục vụ cho Đan Mạch, Copenhagen phải đối mặt với một “tình thế tiến thoái lưỡng nan”.

Yêu cầu của Kiev đã trở thành “cơn đau đầu” đối với Bộ trưởng Quốc phòng mới nhậm chức Jakob Ellemann-Jensen của Đan Mạch, bởi các hệ thống Caesar đóng vai trò then chốt đối với sức mạnh của quân đội Đan Mạch, trong khi Ukraine lại yêu cầu chuyển giao vô cớ.

Pháo tự hành Caesar của Pháp. Ảnh: U.S. Army

“Quân đội Đan Mạch đã căng thẳng vì yêu cầu từ Ukraine”, kênh truyền hình TV2 cho biết.

Đồng thời, theo kênh này, 19 khẩu lựu pháo do Pháp sản xuất thậm chí còn chưa đến căn cứ quân sự ở Oksbøl do bị trì hoãn vài năm.

“Chúng tôi biết việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine sẽ có tác động trực tiếp đến quốc phòng Đan Mạch. Các lực lượng vũ trang của chúng tôi cần những vũ khí hạng nặng này và sẽ mất nhiều năm để tái trang bị”, cựu Chỉ huy trung đoàn pháo binh Đan Mạch Torben Dixen Møller cảnh báo.

Vấn đề đối với Đan Mạch là các hệ thống Caesar cần thiết cho một nhiệm vụ thành lập một lữ đoàn quân sự, đây là một trong những nghĩa vụ ưu tiên của Đan Mạch đối với NATO. Nếu Caesar được chuyển đến Kiev, sẽ khó thực hiện nghĩa vụ này và về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng đến quan hệ với NATO và do đó, ảnh hưởng đến an ninh của chính Đan Mạch.

Theo TV2, chính phủ Đan Mạch vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này.

Thanh Thảo

>> Đọc tin thời sự thế giới trên VietNamNet